|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Lạm phát hạ nhiệt trong quí I/2019 do giá thịt giảm vì dịch tả lợn

18:53 | 07/03/2019
Chia sẻ
Tuy nhiên, theo VDSC lạm phát cơ bản vẫn đang trong xu hướng tăng. Hơn nữa, việc điều chỉnh tăng lương trong năm 2019 cũng khiến nguy cơ lạm phát cơ bản tiếp tục tăng, nhiều khả năng sẽ chạm mức 2% trong năm nay.

Theo báo cáo của CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), lạm phát có dấu hiệu hạ nhiệt trong quí I/2019 nhưng không nên chủ quan. Theo số liệu từ Tổng cục thống kê (GSO), lạm phát trong 2 tháng đầu năm 2019 tăng 2,64% so với cùng kì năm trước trong khi lạm phát cơ bản tăng 1,82%. 

Lạm phát hạ nhiệt trong quí I/2019 do giá thịt giảm vì dịch tả lợn - Ảnh 1.

VDSC nhận thấy áp lực lạm phát trong quí I không quá lớn và được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố cả bên trong và bên ngoài. Giá dầu có thể thấp hơn năm ngoái do nguồn cung dồi dào và lo ngại về tăng trưởng kinh tế thế giới. 

Trong khi giá thịt lợn, một trong những nguyên nhân chính khiến lạm phát năm 2018 tăng mạnh, sẽ hạ nhiệt trong nửa đầu năm do dịch tả lợn. Các dịch vụ Nhà nước quản lý như điện, dịch vụ y tế, và giáo dục sẽ tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ để hỗ trợ mục tiêu lạm phát của Chính Phủ.

Tính đến nay đã có 7 tỉnh thành phía Bắc ghi nhận có dịch tả Châu Phi, trong số đó có Hà Nam là thủ phủ chăn nuôi heo của khu vực phía Bắc. Dịch tả lây lan đã khiến giá heo ở thị trường phía Bắc giảm sâu. Theo ghi nhận của chúng tôi, giá thịt lợn hơi khu vực phía Bắc giảm xuống còn 40.000 đồng/kg từ mức 47.000 – 50.000/kg ngày 11/2/2019, mức giảm 18%. Xu hướng giảm của miền Bắc cũng khiến giá thịt lợn của hai miền Trung và Nam giảm.

Mặc dù các quan chức năng đã sử dụng nhiều biện pháp phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy dịch tả Châu Phi đang lây lan khá nhanh. Theo Nghị định số 02/2017/NĐ-CP, người dân sẽ được đền bù 38.000/kg cho heo bị tiêu hủy do dịch bệnh. Có nghĩa mức đền bù vẫn thấp hơn giá thị trường hiện nay, nhất là thấp hơn nhiều so với khu vực miền Trung và Nam. Do vậy, có khả năng người chăn nuôi sẽ bán tháo heo để thu lãi, cộng với nhu cầu tiêu thụ heo có thể giảm do dịch bệnh, sẽ khiến giá heo tiếp tục giảm sâu. 

Tuy nhiên, nếu dịch bệnh tiếp tục lây lan mạnh và các tỉnh/thành cấm nhập khẩu heo từ nơi có dịch, điều này sẽ khiến giá heo tại tỉnh/thành này tăng và hiện tượng phân hóa giá heo theo địa phương. Sau 6 tháng nếu dịch heo tiếp tục phát triển và ảnh hưởng mạnh tới các tỉnh/thành chăn nuôi heo lớn như Hà Nam, Nam Định, Bắc Giang, Đồng Nai thì sẽ khiến nguồn cung heo giảm mạnh và đẩy giá heo tăng trở lại.

Mặc dù giá dầu đã tăng trở lại so với cuối năm 2018, giá dầu trung bình 2 tháng đầu năm 2019 giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo chuyên gia của VDSC, giá dầu trung bình năm nay sẽ chỉ ở mức khoảng 65 USD/thùng so với 71 USD/thùng, giảm khoảng 8% so với cùng kì. Điều này giúp giảm khoảng 0,34 điểm phần trăm vào CPI chung.

Trong khi đó, giá thuốc và dịch vụ y tế sẽ điều chỉnh tăng khoảng 10-12% theo thông tư số 39/2018/TT-BYT, điều này sẽ góp phần làm tăng 0,5-0,6 điểm phần trăm vào CPI chung. Ngoài ra, giá điện có thể được điều chỉnh tăng 8,36%, đóng góp 0,29% vào CPI, theo Thứ trưởng Hoàng Quốc Vương

Tuy nhiên, lạm phát cơ bản vẫn đang trong xu hướng tăng. Hơn nữa, tăng lương tối thiểu vùng ngày 1/1/2019 và tăng lương cơ bản bắt đầu từ ngay 1/7/2019 cũng khiến nguy cơ lạm phát cơ bản tiếp tục tăng, nhiều khả năng chạm mức 2% trong năm nay.

Lạm phát Trung Quốc giảm trong tháng 1 có thể thúc đẩy đàm phán thương mại MỹLạm phát Trung Quốc giảm trong tháng 1 có thể thúc đẩy đàm phán thương mại Mỹ Hà Nội xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2Hà Nội xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi thứ 2 CPI tháng 2 tăng 0,8% do nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết Nguyên đán CPI tháng 2 tăng 0,8% do nhu cầu tiêu dùng tăng cao dịp Tết Nguyên đán


Trúc Minh