Lạm phát Trung Quốc giảm trong tháng 1 có thể thúc đẩy đàm phán thương mại Mỹ
Một khách hàng đang cân nhắc chai rượu tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc (Nguồn: Getty Images) |
Trước đó, các nhà kinh tế tham gia cuộc thăm dò ý kiến của Reuters dự báo CPI sẽ tăng ở mức 1,9% so với cùng kì năm ngoái. CPI tháng 12/2018, thước đo giá cả hàng hóa và dịch vụ, đã tăng 1,9% so với năm 2017.
CPI giảm do giá thực phẩm giảm, ông Dong Yaxiu, một nhân viên phòng thống kê, viết trong bản phân tích dữ liệu.
Trong khi đó, so với dự đoán tăng 0,2% từ các nhà kinh tế học, chỉ số giá sản xuất (PPI) chỉ tăng 0,1% so với một năm trước. PPI tháng 12/2018 của Trung Quốc, đo lường mức tăng giá trước khi đến tay người tiêu dùng, đã tăng 0,9% so với năm trước đó.
Ngoài ra, tháng 1 đánh dấu tháng thứ 7 liên tiếp giá xuất xưởng giảm, theo Reuters.
Số liệu lạm phát thấp hơn dự báo cho thấy nhu cầu vẫn yếu vào đầu năm 2019. Điều này có thể thúc đẩy các nhà chức trách hành động nhằm hỗ trợ nền kinh tế, ông Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế Trung Quốc cao cấp tại Capital Economics, nhận định.
Mặc dù CPI vẫn duy trì ở mức vừa phải, ông Evans-Pritchard phát biểu trong một lưu ý hôm 15/2 rằng số liệu giá sản xuất yếu là mối lo ngại vì chúng có mối tương quan cao với tăng trưởng lợi nhuận trong ngành.
Ông dự đoán Bắc Kinh sẽ đưa ra các biện pháp, chẳng hạn như cắt lãi suất cho vay, để giảm bớt áp lực tài chính đối với các doanh nghiệp khi giá xuất xưởng nhiều khả năng giảm sâu trong những tháng tới.
Tuy nhiên, giá sản xuất yếu không phải lúc nào cũng liên quan đến CPI do mức tập trung của các ngành công nghiệp nặng trong PPI, bà Sian Fenner, nhà kinh tế cao cấp tại Oxford Economics, nói. Giá dầu giảm trong thời gian gần đây đã ảnh hưởng tới PPI, bà lưu ý.
Dữ liệu trên được đưa ra trong bối cảnh vòng đàm phán mới giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra tại Bắc Kinh trong tuần nay khi hai nền kinh tế lớn nhất thế giới nỗ lực đạt được một thỏa thuận đểxoa dịu căng thẳng thương mại.
Xem thêm |