Lãi suất huy động cả năm 2022 được các chuyên gia phân tích kỳ vọng tăng 1-1,5%. Tuy nhiên trong năm 2023, lãi suất huy động có thể sẽ chịu áp lực tăng trong nửa đầu năm và hạ nhiệt trong nửa cuối năm khi lạm phát giảm dần.
Các chuyên gia của KBSV dự báo tỷ giá USD/VND sẽ tăng lên khoảng 2% trong năm 2022. Lãi suất huy động nhiều khả năng sẽ nhích tăng khoảng 0,5-1% trong khi lãi suất cho vay tăng 0,4 - 0,7%.
ACBS dự báo về triển vọng ngành ngân hàng năm 2022 với kỳ vọng tăng trưởng tín dụng đạt 15% nhờ nền kinh tế phục hồi sau dịch bệnh, lãi suất huy động ở các ngân hàng có thể tiếp tục tăng thêm khoảng 0,5 điểm % để bổ sung nguồn vốn trong nửa cuối năm 2022.
Tháng 7 này, lãi suất ngân hàng Standard Chartered tiếp tục duy trì ở mức ổn định so với khảo sát tháng trước. Trong đó cao nhất vẫn được ghi nhận là 3%/năm, áp dụng cho tiền gửi online kỳ hạn 12 tháng.
Bước sang tháng 7, lãi suất ngân hàng HSBC so với mặt bằng chung trên thị trường vẫn ở mức tương đối thấp và cao nhất hiện vẫn được ghi nhận ở mức là 3%/năm, áp dụng khoản tiết kiệm tại kỳ hạn 18 - 36 tháng của khách hàng Premier.
Bước sang tháng 7, lãi suất cao nhất ngân hàng PVcombank hiện vẫn được ghi nhận ở mức 6,65%/năm, các kỳ hạn áp dụng là từ 15 tháng - 36 tháng, lĩnh lãi cuối kỳ.
Khảo sát ngày 8/7, lãi suất ngân hàng Saigonbank dành cho khách hàng cá nhân duy trì ở mức ổn định và cao nhất được ghi nhận là được áp dụng tại các kỳ hạn từ 13 tháng đến 36 tháng.
Bước sang tháng 7, lãi suất Ngân hàng Liên doanh Việt – Nga tiếp tục ghi nhận mức cao nhất hiện nay là 7%/năm áp dụng cho khách hàng cá nhân gửi tiền tại kỳ hạn 24 tháng và 36 tháng.
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng Indovina Bank tiếp tục giữ nguyên so với tháng trước, trong khoảng 3,6% - 6,4%/năm đối với khách hàng cá nhân và 3,4% - 6,2%/năm đối với khách hàng doanh nghiệp.
Cả ba chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đều vọt tăng đáng kể sau báo cáo lạm phát ôn hòa hơn so với kỳ vọng. Ngoài ra, kết quả kinh doanh tích cực của hàng loạt ngân hàng lớn cũng hỗ trợ cho tâm lý thị trường.