Mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa 6%/năm mà Vietcombank đưa ra thuộc lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn; kinh doanh hàng xuất khẩu; doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp hay các doanh nghiệp khởi nghiệp. Lãi suất được áp dụng từ 15/1 cho đến hết năm 2018.
Mục tiêu đề ra của năm 2018 đối với ngành ngân hàng là tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16% và tăng trưởng tín dụng ở mức 17%. Trong đó, NHNN phấn đấu giảm lãi suất cho vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng tập trung vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các lĩnh vực được ưu tiên.
Theo Tổng cục Thống kê, đến 20/12/2017, tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt 16,96% khá sát với mục tiêu 18% của NHNN đề ra trước đó, huy động vốn của các tổ chức tín dụng tăng 14,5% so với đầu năm.
Những tuần cuối cùng của năm, mặt bằng lãi suất trên thị trường ngân hàng không có nhiều biến động về cả lãi suất huy động và cho vay. Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng lại tiếp tục có xu hướng giảm.
Tính đến hết tháng 10/2017, tín dụng ước tăng khoảng 13,5% so với cuối năm 2016. Trong đó, tỷ trọng tín dụng ngắn hạn tăng, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn giảm.
Theo tổng hợp từ NHNN trong tuần từ 23 - 27/10, lãi suất cho vay thấp nhất tại các ngân hàng TMCP đối với các lĩnh vực ưu tiên là 6,5% trong ngắn hạn và 10 - 10,5% trong trung dài hạn.
Theo TS. Cấn Văn Lực, phát triển được thị trường tài chính tiêu dùng lành mạnh, công khai minh bạch, người tiêu dùng có sự so sánh và tìm đến nơi tốt nhất với họ sẽ là động lực để lãi suất cho vay tại các công ty tài chính trở nên cạnh tranh hơn.
Từ mức âm 13 nghìn tỷ đồng vào cuối quý II, chênh lệch phần tăng M2 và tín dụng tại thời điểm 20/9 đã lên 71 nghìn tỷ đồng. Cũng tại thời điểm này, tăng trưởng tín dụng chỉ mới chỉ đạt 11,02%; vẫn còn cách khá xa mục tiêu 21%. Điều này phụ thuộc vào việc điều hành cung tiền M2 của NHNN và khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, từ nay đến cuối năm, NHNN tiếp tục các giải pháp nhằm ổn định mặt bằng lãi suất, phấn đấu giảm lãi suất cho vay phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và thị trường tiền tệ tiền tệ.
Ủy ban Giám sát Tài Chính Quốc gia cho rằng áp lực từ phía tỷ giá không quá lớn, lạm phát được kiểm soát, lợi suất trái phiếu thấp và nhiều cải thiện trong công tác xử lý nợ xấu sẽ là những yếu tố hỗ trợ việc giảm lãi suất trong những tháng cuối năm 2017.
Trong tháng 8 lãi suất liên ngân hàng các kỳ hạn duy trì ở mức thấp và chỉ tăng nhẹ so với cuối tháng 7. Tiền gửi từ Kho bạc Nhà nước tiếp tục tăng đạt 160.000 tỷ đồng trong 8 tháng đầu năm. UBGS cho rằng trong những tháng cuối năm có nhiều yếu tố hỗ trợ việc giảm lãi suất của các ngân hàng.
Tiền gửi không kỳ hạn có lãi suất phổ phiến không quá 1%, tiền gửi trên 12 tháng có mức lãi suất cao nhất khoảng 7,2%. Lãi suất cho vay lĩnh vực ưu tiên thấp hơn thông thường từ 0,3-1%, khách hàng tốt vay thấp hơn 3-4%.