|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

'Lãi ròng năm 2023 của Viettel Construction có thể tăng 14% so với cùng kỳ'

21:28 | 26/02/2023
Chia sẻ
VCBS dự phóng, lãi ròng năm 2023 của Viettel Construction có thể đạt 508 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ dù công ty đang đứng trước nhiều thách thức.

Mảng vận hành khai thác duy trì dòng tiền tích cực

Từ năm 2017, Tổng CTCP Công trình Viettel (Viettel Construction - Mã: CTR) bắt đầu dần tiếp quản hoạt động vận hành khai thác (VHKT) hệ thống trạm viễn thông thuộc tập đoàn Viettel. Mặc dù có biên lợi nhuận gộp không cao (trên 5%) nhưng mảng kinh doanh mang đến động lực lớn về lợi nhuận và dòng tiền cho doanh nghiệp nhờ quy mô doanh thu lớnkhả năng tạo dòng tiền tốt.

Song, trong 2 - 3 năm tới, Chứng khoán Vietcombank (VCBS) đánh giá mảng VHKT có thể tăng trưởng chậm lại do: Viettel về cơ bản đã hoàn thành quá trình tái cơ cấu vai trò các đơn vị thành viên và chuyển giao phần lớn hoạt động vận hành hệ thống viễn thông cho CTR; Tốc độ mở rộng hệ thống hạ tầng viễn thông của Viettel chậm lại khi Tập đoàn đã đạt độ phủ khá tốt và chưa đẩy mạnh đầu tư hạ tầng 5G.

 Doanh thu mảng khai thác vận hành của CTR.

Tuy vậy, đơn vị phân tích vẫn dự báo, mảng VHKT duy trì mức tăng trưởng trên 10%/năm trong ít nhất 2 - 3 năm tới và đóng góp 300 – 400 tỷ đồng dòng tiền mỗi năm cho CTR. Đặc biệt khi doanh nghiệp đã hoàn tất đầu tư đội xe ứng cứu thông tin và không có nhu cầu đầu tư trong vài năm tới. Đây là nguồn lực quan trọng để CTR mở rộng lĩnh vực kinh doanh và đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cho thuê.

Tăng trưởng từ lĩnh vực xây dựng, dịch vụ dân dụng

chịu áp lực từ sự chững lại của thị trường bất động sản và môi trường tín dụng thắt chặt nhưng VCBS vẫn dự báo lĩnh vực xây dựng, dịch vụ dân dụng của CTR vẫn có thể mang về hơn 5.000 tỷ đồng doanh thu trong năm nay.

Lý giải về nguyên nhân, đơn vị phân tích cho rằng, CTR có cơ cấu tài chính khỏe mạnh, mức đòn bẩy nợ vay còn thấp và dòng tiền dồi dào từ các hoạt động kinh doanh truyền thống. Điều này sẽ giúp công ty có nhiều dư địa trong việc gia tăng sử dụng nợ vay để tham gia thị trường.

Ngoài ra, CTR có lợi thế từ độ phủ lớn và hệ thống các cơ sở, nhân sự và chuỗi cung ứng đã được thiết lập tại hầu hết các địa phương.

 Doanh thu các mảng xây lắp, thương mại và dịch vụ kỹ thuật của CTR.

Còn ở thị trường cung cấp dịch vụ xây lắp nhà ở riêng lẻ và sửa chữa, tích hợp thiết bị hộ gia đình hiện chủ yếu được nắm giữ bởi các đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn, gần như chưa có sự tham gia của các doanh nghiệp chuyên nghiệp do hạn chế về phân bổ nguồn lực. Đây là lợi thế lớn cho các doanh nghiệp như CTR khi đưa các dịch vụ trên lên nền tảng số với chất lượng được chuẩn hóa.

Áp lực chi phí lãi vay gia tăng

Nhìn vào bức tranh kinh doanh của CTR, đơn vị phân tích cho rằng, việc mở rộng lĩnh vực kinh doanh đang ảnh hưởng không nhỏ đến dòng tiền và cơ cấu tài chính của công ty khi mảng xây dựng dân dụng và thương mại có đặc điểm thâm hụt dòng tiền lớn và đặt áp lực vay nợ lên nhà thầu.

Không những thế, CTR có thể chịu rủi ro trích lập dự phòng trong năm nay nếu một số chủ đầu tư bất động sản gặp khó khăn về dòng tiền và chậm tiến độ thanh toán công nợ.

 Nguồn: VCBS.

Thêm vào đó, mảng hạ tầng có thể gây ảnh hưởng đến tình hình tài chính của CTR trong ít nhất 3 - 5 năm tới do nhu cầu giải ngân đầu tư lớn trong giai đoạn đầu. Còn các mảng kinh doanh tạo dòng tiền truyền thống (vận hành khai thác, xây lắp viễn thông) có thể tăng trưởng chậm lại.

Với việc quy mô nợ vay tăng mạnh trong nửa cuối năm 2022, đơn vị phân tích nhận định, CTR có thể ghi nhận chi phí lãi vay gia tăng đáng kể từ năm 2023 (đặc biệt trong môi trường lãi suất neo cao) và tác động tiêu cực đến hiệu quả lợi nhuận của doanh nghiệp.

 

 Nguồn: Lâm Anh tổng hợp từ BCTC của CTR, dự phóng của VCBS.

Tuy nhiên, VCBS vẫn cho rằng, CTR vẫn còn nhiều dư địa để phát triển khi đơn vị có vị thế lớn trong ngành. Năm 2023, doanh thu thuần của công ty có thể đạt 11.040 tỷ đồng tăng 18%, lợi nhuận ròng khoảng 508 tỷ đồng tăng 14% so với cùng kỳ. Sang năm 2024, lợi nhuận ròng của CTR có thể lên tới 585 tỷ đồng.

Lâm Anh

VDSC: Dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024
Các chuyên gia phân tích của VDSC cho rằng bộ đệm để ứng phó với áp lực tỷ giá là dự trữ ngoại hối đã hao hụt đáng kể trong năm 2024, ước tính khoảng 8-10 tỷ USD. Điều này khiến cho tỷ giá dễ biến động khi có áp lực về luồng ngoại tệ rút ra.