|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Kinh doanh đa cấp vào diện tăng cường quản lí Nhà nước

21:30 | 25/05/2020
Chia sẻ
Thủ tướng giao Bộ Công Thương tăng cường quản lí hoạt động kinh doanh đa cấp; giao Bộ KH&ĐT phát hiện, xử lí các sai phạm của các công ty tài chính, cầm đồ, môi giới việc làm...

Văn phòng Chính phủ mới đây truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản, trong đó có hoạt động kinh doanh đa cấp.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương thường xuyên kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động của các doanh nghiệp, nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh trên ứng dụng công nghệ số, phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp; phối hợp các bộ, ngành kiểm tra các hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp, kịp thời phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật để có biện pháp xử lý.

Kinh doanh đa cấp vào diện tăng cường quản lí Nhà nước - Ảnh 1.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp. Ảnh: A.T.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an các cấp kịp thời phát hiện, xử lý các sai phạm liên quan đến đăng ký doanh nghiệp, hộ kinh doanh các loại hình kinh doanh dịch vụ như công ty tài chính, cầm đồ, môi giới việc làm, nhà đất, du học, đưa người đi lao động ở nước ngoài, thương mại và thanh toán điện tử… để phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Bộ Tài chính chủ động phòng ngừa hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán; thực hiện nghiêm các quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và các văn bản hướng dẫn thi hành liên quan đến định giá tài sản, giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, bảo đảm căn cứ để khởi tố, điều tra, xử lý tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các quy định đối với việc ứng dụng các phương tiện thanh toán mới, tiên tiến, bảo đảm chặt chẽ, an toàn; tăng cường kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi gian lận, không đúng quy định pháp luật về hoạt động thanh toán, trung gian thanh toán, phòng ngừa đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các hoạt động như cho vay, thanh toán, chuyển tiền, nhận tiền.

Đồng thời, phối hợp với Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan trong công tác xác minh, xử lý tội phạm; kịp thời có biện pháp phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tài sản trong các vụ việc, vụ án.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhiệm vụ chỉ đạo, ban hành cơ chế, chính sách an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới, xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm cho người lao động, phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội nói chung và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng.

Tuấn Hùng

Chủ tịch SSI: Rủi ro lớn nhất của thị trường nằm ở niềm tin nhà đầu tư
Công ty chứng khoán đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất 8.112 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 3.398 tỷ đồng. So với kết quả 2023, các chỉ tiêu này tăng lần lượt 13% và 19% và là mức cao kỷ lục.