|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Kiến nghị để nhà đầu tư đặt lệnh khi không có tiền, chứng khoán trong tài khoản

09:28 | 04/12/2018
Chia sẻ
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam cuối kỳ 2018, Nhóm công tác Thị trường vốn đã đưa ra nhiều kiến nghị liên quan đến sở hữu nhà đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán và quy định phải có tiền & chứng khoán trước khi đặt lệnh.
kien nghi de nha dau tu dat lenh khi khong co tien chung khoan trong tai khoan Vi phạm trên thị trường chứng khoán: Chế tài xử phạt nhẹ nên nhờn?

Sự kiện do Liên minh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (Vietnam Business Forum - VBF) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tổ chức.

Sự kiện có sự tham gia của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cùng đại diện WB, IFC và nhiều cơ quan trong và ngoài nước.

kien nghi de nha dau tu dat lenh khi khong co tien chung khoan trong tai khoan
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến dự sự kiện. Ảnh: Kiên Dương
kien nghi de nha dau tu dat lenh khi khong co tien chung khoan trong tai khoan
Bộ trưởng Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng ngồi xe lăn đến dự sự kiện. Ảnh: Kiên Dương

Diễn đàn VBF kỳ này tập trung vào 3 phiên thảo luận là 1) Nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng; 2) Nâng cao kiến thức phục vụ ngành công nghiệp hiện đại và 3) Khắc phục những trở ngại đối với doanh nghiệp.

Trong phiên thảo luận về Nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng, Nhóm công tác thị trường vốn - do ông Dominic Scriven làm Trưởng nhóm - đã có bài báo cáo về mục tiêu sửa đổi Luật Chứng khoán.

"Tôi xin chúc mừng đội tuyển bóng đá Việt Nam vừa giành chiến thắng 2-1 trước đội tuyển Philippines trong trận đấu bán kết cúp AFF vừa qua. Thị trường chứng khoán Việt Nam vô cùng phấn khởi và đã tăng gần 3% trong phiên đầu tuần, lấy lại mốc 950 điểm", ông Dominic Scriven hài hước bắt đầu bài phát biểu của mình.

Quy định hiện tại về tiền và chứng khoán trong giao dịch khớp lệnh

Theo quy định hiện nay chứng khoán, nhà đầu tư phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán trước khi đặt lệnh giao dịch chứng khoán

Nhóm công tác thị trường vốn cho rằng yêu cầu này là quá mức cần thiết. Mục đích của quy định này là quản lí, ngăn chặn rủi ro phát sinh từ giao dịch. Tuy nhiên, đối tượng áp dụng hiện tại bao gồm cả nhà đầu tư và công ty chứng khoán.

Quy định này cũng trái thông lệ quốc tế: Theo thông lệ quốc tế và khu vực, yêu cầu này chỉ áp dụng đối với công ty chứng khoán. Việc áp dụng quy định này đối với nhà đầu tư đã can thiệp quá sâu và vi mô tới thỏa thuận thương mại giữa công ty chứng khoán và nhà đầu tư.

Quy định này cũng làm giảm thanh khoản thị trường, giảm chức năng của thành viên lưu ký, hạn chế sự linh hoạt của công ty chứng khoán.

Tăng chi phí giao dịch: nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư nước ngoài chịu chi phí lớn trong việc chuyển đổi ngoại tệ để giao dịch.

Nhóm công tác kiến nghị Dự thảo Luật Chứng khoán cần quy định cơ sở pháp lí, giải pháp và lộ trình cho việc xóa bỏ yêu cầu nhà đầu tư phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán trước khi đặt lệnh giao dịch, đồng thời vẫn duy trì an toàn giao dịch cho thị trường.

kien nghi de nha dau tu dat lenh khi khong co tien chung khoan trong tai khoan
kien nghi de nha dau tu dat lenh khi khong co tien chung khoan trong tai khoan
Ông Dominic Scriven (ngồi) - Trưởng nhóm công tác Thị trường Vốn của Diễn đàn Doanh nghiệp 2018. Ảnh: Kiên Dương

Sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán

Trong vấn đề sở hữu nước ngoài trên thị trường chứng khoán, nhóm công tác thị trường vốn nêu lên thực trạng:

Luật đầu tư điều chỉnh hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam và yêu cầu mọi hoạt động “mua cổ phần, phần vốn góp” dẫn đến sở hữu nước ngoài từ 51% trở lệ đều phải đăng kí bất kể công ty đó là công ty đại chúng hay không đại chúng.

Cũng theo Luật đầu tư, mọi công ty có sở hữu nước ngoài từ 51% trở lên phải đáp ứng điều kiện và thủ tục đầu tư như “Nhà đầu tư nước ngoài”.

Luật Chứng khoán điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán, dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán

Các quy định này có nhiều bất cập. Luật Chứng khoán điều chỉnh về tỉ lệ sở hữu nước ngoài của các công ty đại chúng, nhưng Luật Đầu tư lại điều chỉnh địa vị pháp lí của các công ty này khi tỉ lệ sở hữu nước ngoài đạt từ 51% trở lên.

Nhóm công tác thị trường vốn cho rằng hiện có sự chồng chéo, không thống nhất giữa Luật Đầu tư và Luật Chứng khoán về địa vị pháp lý của các công ty đại chúng (bao gồm cả công ty niêm yết và chưa niêm yết) có tỷ lệ sở hữu nước ngoài trên 51%. Điểm mấu chốt là tỉ lệ sở hữu nước ngoài của các công ty này có thể thay đổi hàng ngày, hôm trước trên 51%, ngày hôm sau dưới 49%. Như vậy, quy định yêu cầu mọi hoạt động “mua cổ phần, phần vốn góp” dẫn đến sở hữu nước ngoài từ 51% trở lên đều phải đăng kí là bất hợp lí và không thể thực hiện được.

Nhóm công tác thị trường vốn kiến nghị xác định rõ ranh giới phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán bằng việc thêm vào phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán, cụ thể:

“…sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và quỹ đầu tư, điều kiện và thủ tục đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty đạu chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và quỹ đầu tư.”

Nhóm công tác cũng khuyến nghị, khi có xung đột pháp luật về a) sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và quỹ đầu tư, b) điều kiện và thủ tục đầu tư chứng khoán, góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp tại công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và quỹ đầu tư, Luật Chứng khoán cần được ưu tiên áp dụng.

Một giải pháp nữa được nhóm công tác thị trường vốn đưa ra là Luật hóa việc phát hành chứng chỉ lưu kí không có quyền biểu quyết (non-voting depository receipt hay NVDR)

NVDR giải quyết được hai vấn đề là a) Chính phủ vẫn hạn chế được tỉ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của luật hiện hành và điều ước quốc tế; và b) không làm thay đổi địa vị pháp lí (nhà đầu tư trong nước hay nước ngoài) của doanh nghiệp khi tỉ lệ sở hữu nước ngoài vượt quá 51%.

NVDR cho phép nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các công ty đại chính, công ty niêm yết khi tỉ lệ sở hữu nước ngoài đã đạt mức tối đa.

Luật Chứng khoán cần luật hóa quyền biểu quyết của tổ chức nắm gĩ NVDR, việc phát hành, quản lý và tổ chức thị trường giao dịch đối với NDR.

Về quyền biểu quyết của NVDR, nhóm công tác đề xuất các giải pháp sau:

Giải pháp 1: NVDR không có quyền biểu quyết

Giải pháp 2: Toàn bộ số phiếu biểu quyết của NVDR được tính vào số phiếu biểu quyết của nhà đầu tư trong nước đối với vấn đề được ít nhất 75% nhà đầu tư trong nước thông qua.

Giải pháp 3: Số phiếu biểu quyết của NVDR được chia đều cho nhà đầu tư trong nước theo tỉ lệ đồng thuận và không đồng thuận đối với vấn đề biểu quyết

Giải pháp 4: Kết hợp cả hai giải pháp 2 và 3, trong đó các vấn đề được ít nhất 75% nhà đầu tư trong nước đồng thuận thì tỉ lệ biểu quyết tính theo giải pháp 2, các vấn đề khác dưới ngưỡng 75% thì theo giải pháp 3.

kien nghi de nha dau tu dat lenh khi khong co tien chung khoan trong tai khoan
Ví dụ minh họa về quyền biểu quyết của NVDR. Nguồn: VBF 2018

Diễn đàn cũng nghe các báo cáo của các nhóm công tác về hạ tầng, điện và năng lượng, thuế và hải quan, thị trường vốn, ngân hàng, đầu tư - thương mại hay giáo dục, nông nghiệp, du lịch cùng đại diện các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài như Hiệp hội Doanh nghiệp Mỹ, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh quốc tại Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản, Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốcsẽ có bài phát biểu tại diễn đàn.

Nhiều nội dung quan trọng cũng sẽ được đề cập tại diễn đàn như: Tín dụng chất lượng cao - nguồn lực quan trọng để đổi mới, Thúc đẩy hợp tác công tư, Tài chính cho thị trường, Tăng cường khả năng cạnh tranh và giảm gánh nặng quan liêu để tận dụng các hiệp định tự do thương mại và các cơ hội thương mại khác, Minh bạch về thuế và hải quan tạo điều kiện cho Doanh nghiệp Việt Nam phát triển, ...

Xem thêm

Kiên Dương