|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

DN nước ngoài kiến nghị nhiều vấn đề liên quan đến ngân hàng

21:30 | 08/07/2018
Chia sẻ
Nhóm Công tác Ngân hàng (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam) đã kiến nghị hàng loạt vấn đề với Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan phối hợp giải quyết.
dn nuoc ngoai kien nghi nhieu van de lien quan den ngan hang Nâng chất lượng tài sản ngân hàng
dn nuoc ngoai kien nghi nhieu van de lien quan den ngan hang Hơn 30 triệu thẻ ngân hàng khóa hủy, lãng phí 1.500 tỷ đồng
dn nuoc ngoai kien nghi nhieu van de lien quan den ngan hang
Nhóm công tác Ngân hàng (VBF) kiến nghị nhiều vấn đề với Chính phủ - Ảnh: Cafef

Nhóm công tác dự kiến Việt Nam sẽ tiếp tục đạt tăng trưởng kinh tế mạnh, mà động lực là hoạt động sản xuất, nhất là trong ngành điện tử. Tuy nhiên, rủi ro lớn nhất về ổn định tài chính nằm ở việc tăng trưởng tín dụng quá lớn ở những lĩnh vực rủi ro cao.

Nhóm này kiến nghị Chính phủ và NHNN tiếp tục tập trung vào việc điều chỉnh cơ cấu vốn và củng cố ngành tài chính để giảm quy mô ngành về một số ít các ngân hàng có chất lượng; quan tâm đến các vấn đề cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và số hóa nền kinh tế trong nước, xây dựng khung pháp lý để hỗ trợ nền kinh tế công nghệ số phát triển.

Về yêu cầu phải có chữ ký ‘tươi’, chữ ký và nhận xét của kế toán trường trên các chứng từ kế toán, nhóm cho rằng đây là quy định của chế độ kế toán và có ảnh hưởng lớn đến quan hệ giữa chủ thể với chủ thể và giải pháp sử dụng cổng thông tin điện tử giữa khách hàng và ngân hàng. Theo đó, nhóm đề nghị Bộ Tài chinh xem xét, cập nhật về vấn đề này để hỗ trợ quá trình số hóa nền kinh tế.

Vấn đề tiếp theo là đồng bộ giữa luật ngân hàng và các luật khác. Các luật định về ngân hàng được ban hành dựa trên các luật cơ sở như Luật dân sự, nhưng điều này lại gây khó khăn khi thực hiện việc mở tài khoản cho đối tượng không phải là pháp nhân và làm phát sinh vấn đề về ưu tiên chi trả nợ quá hạn, trong đó cần thu nợ gốc trước lãi theo quy định tại Bộ luật dân sự. Đề nghị Bộ Tư pháp xem xét sửa đổi, bổ sung Bộ luật dân sự, để theo đó NHNN sửa đổi Thông tư 32 và Thông tư 39.

Nhóm này kiến nghị sửa đổi các điều khoản về bù trừ xử lý nợ của Luật Phá sản để tạo điều kiện cho Việt Nam trở thành một đầu mối thực hiện bù trừ cho các giao dịch tài chính. Như vậy sẽ giảm được chi phí vốn, tăng cường quản trị rủi ro cũng như giúp chính phủ đẩy nhanh việc thực hiện định hướng phát triển thị trường phái sinh của Việt Nam.

Bên cạnh đó, nhóm cũng nhắc lại kiến nghị trước kia về giải pháp về điều chuyển vốn nội bộ để bảo đảm quản lý vốn lưu động và các giải pháp về thanh khoản đối với đầu tư FDI và đề nghị Chính phủ giao cho các bộ liên quan ban hành các quy định cần thiết để thực hiện những giải pháp này.

Cùng với đó là hướng dẫn lập chứng từ giao dịch hối đoái tại ngân hàng. Quy định về quản lý ngoại hối cho phép ngân hàng được tự quyết định về các chứng từ cần kiểm tra trong giao dịch hối đoái.

Cũng kiến nghị về mảng này, Hiệp hội DN Mỹ (AmCham) cho rằng việc Cổng thanh toán quốc gia (NAPAS) chỉ cho phép một cổng duy nhất sẽ tạo nên tình trạng độc quyền và rủi ro cao. Trong trường hợp lỗi kỹ thuật sẽ gây tình trạng tắc nghẽn, dừng tạm thời các giao dịch, ảnh hưởng xấu đến chất lượng thanh toán điện tử đối với các giao dịch kinh tế của Việt Nam.

Theo Amcham, nhằm đảm bảo các yếu tố về an ninh, tốc độ, mức độ tin cậy của các giao dịch trong khi vẫn duy trì được tính cạnh tranh giữa các công ty thanh toán thẻ, nhằm thực hiện mục tiêu thanh toán “không tiền mặt”, điều quan trọng nhất là Chính phủ Việt Nam phải duy trì được một môi trường cho phép cạnh tranh bình đẳng giữa các công ty trong và ngoài nước. Có như vậy mới khuyến khích đổi mới sáng tạo, tạo ra các sản phẩm, các giải pháp hiệu quả về chi phí và một môi trường an ninh mạng tốt hơn.

Hiệp hội này cũng mong muốn Chính phủ Việt Nam sẽ cho phép chi nhánh các ngân hàng Mỹ tại Việt Nam được duy trì một ban quản lý điều hành duy nhất và thực hiện báo cáo hợp nhất mà không yêu cầu báo cáo riêng lẻ theo từng chi nhánh.

Liên quan đến kiến nghị của nhóm công tác ngân hàng, ông Nguyễn Kim Anh, Phó thống đốc NHNN Việt Nam cho biết, thời gian qua cơ quan này đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với nhóm công tác ngân hàng nhằm xử lý các vướng mắc, kiến nghị của nhóm.

Với 4 vấn đề trưởng nhóm công tác ngân hàng nêu, liên quan tới Bộ luật Dân sự, luật phá sản, kế toán…, thời gian tới nhóm sẽ làm việc, trao đổi với các cơ quan, bộ ngành liên quan giải quyết vướng mắc, làm rõ trách nhiệm các bên. Qua đó NHNN có cơ sở phối hợp với nhóm, giải quyết dứt điểm các vấn đề nhóm nêu ra.

Xem thêm

Lam Thanh