|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Kiện lên WTO, Trung Quốc 'đổ thêm dầu vào lửa' trong thương chiến với Mỹ?

06:53 | 04/09/2019
Chia sẻ
Việc gửi đơn kiện lên WTO được Trung Quốc công bố chỉ 1 ngày sau khi Mỹ chính thức nâng thuế lên 15% đối với 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ nước này.

Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 2/9 cho biết nước này đã nộp đơn kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về vấn đề thuế nhập khẩu của Mỹ. Dù không công bố chi tiết về vụ kiện pháp lý nhưng Trung Quốc cho biết thuế quan của Mỹ đã ảnh hưởng đến 300 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của nước này.

Động thái mới nhất này được công bố chỉ 1 ngày sau khi Mỹ chính thức nâng thuế lên 15% đối với 110 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc. Đồng thời mức thuế mới của Trung Quốc đối với dầu thô của Mỹ cũng chính thức có hiệu lực.

Kiện lên WTO, Trung Quốc 'đổ thêm dầu vào lửa' trong thương chiến với Mỹ? - Ảnh 1.

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản cuối tháng 6/2019. Ảnh: AFP

Theo quy định của WTO, Mỹ có 60 ngày để cố gắng giải quyết tranh chấp mới nhất. Sau đó, Trung Quốc có thể yêu cầu WTO xét xử, tuy nhiên quá trình có thể sẽ mất vài năm. Nếu Mỹ bị kết luận vi phạm các quy tắc, Trung Quốc có thể giành được sự chấp thuận của WTO để thực hiện các biện pháp trừng phạt thương mại.

Đây là lần thứ 3 Trung Quốc nộp đơn kiện lên WTO để tổ chức này xem xét các giới hạn mức thuế mà mỗi nước có thể áp dụng. Điều khiến Trung Quốc bị chỉ trích là dù kiện Mỹ, nhưng chính Bắc Kinh cũng đáp trả Washington bằng cách tăng thuế đối với hàng hóa Mỹ mà không cần sự chấp thuận của WTO.

Việc Trung Quốc gửi đơn kiện Mỹ lên WTO được cho là “đổ thêm dầu vào lửa” cho những căng thẳng hiện nay, trong khi cả 2 bên vẫn chưa thống nhất lịch trình đàm phán thương mại tiếp theo trong tháng 9 này tại Washington.

Mặc dù Tổng thống Trump khẳng định Mỹ và Trung Quốc vẫn đang tích cực trao đổi về vòng đàm phán sắp tới, nhưng tới nay 2 bên vẫn chưa thể tìm được tiếng nói chung liên quan tới các điều khoản cơ bản về việc tái đàm phán.

“Chúng tôi đang thảo luận với Trung Quốc, cuộc gặp sẽ vẫn diễn ra trong tháng 9. Điều này sẽ không thay đổi. Họ không thay đổi, chúng tôi cũng không. Chúng ta cùng xem điều gì sẽ xảy ra”, Tổng thống Trump ngày 2/9 cho biết.

Trong khi đó, Bloomberg cho biết, trong các cuộc thảo luận diễn ra tuần trước, 2 bên vẫn chưa thống nhất được một số vấn đề, trong đó có yêu cầu của Mỹ cho vòng đàm phán tiếp theo và đề nghị của Trung Quốc về việc Mỹ hoãn tăng thuế đối với hàng hóa của nước này.

Giới phân tích cho rằng, vấn đề giữa Mỹ và Trung Quốc là thiếu niềm tin chiến lược. Nếu điểm mấu chốt này không được giải quyết, thì 2 bên sẽ khó có thể đi đến một thỏa thuận thương mại.

Thiếu niềm tin, thỏa thuận thương mại cũng không ích gì?

Ngay cả nếu Mỹ và Trung Quốc có thể đạt được một thỏa thuận thương mại, thì việc thiếu “niềm tin chiến lược” giữa 2 nước có thể dẫn đến một nền kinh tế toàn cầu bị “vỡ vụn”, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Chan Chun Sing ngày 2/9 cảnh báo.

Theo ông Chan Chun Sing, trong bối cảnh thương chiến Mỹ-Trung chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, các nước trên thế giới sẽ cố gắng tìm cách giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế bằng cách bảo vệ các chuỗi cung cấp của mình trước, thay vì đặt lợi ích đa phương lên trên hết.

“Đây là xu hướng nguy hiểm nhất đối với nền kinh tế toàn cầu”, ông Chan nói.

Theo ông, với việc thiếu niềm tin chiến lược như hiện nay, thương chiến Mỹ-Trung sẽ khó có thể được giải quyết sớm, đặc biệt là khi những bất đồng không chỉ dừng lại ở thương mại mà còn lan sang lĩnh vực công nghệ và tiền tệ.

Hồi tháng 5, Mỹ đã cấm hầu hết các công ty của nước này làm ăn với công ty công nghệ Huawei của Trung Quốc và tiếp tục gây sức ép với các nước đồng minh để họ không sử dụng các thiết bị của công ty này cho các mạng lưới 5G.

Tiếp đó, trong tháng 8, Mỹ đã chính thức đưa Trung Quốc vào danh sách các nước thao túng tiền tệ, một quyết định cho phép Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Trung Quốc.

Trong khi đó, các đòn thuế quan mới nhất có hiệu lực từ 1/9 cũng đang khiến Mỹ và Trung Quốc “loay hoay” với việc nối lại đàm phán thương mại ở Washington.

“Tôi nghĩ rằng việc thiếu niềm tin chiến lược là yếu tố quan trọng hơn cả. Nếu không có yếu tố mấu chốt này, sẽ rất khó cho cả Mỹ và Trung Quốc giải quyết những bất động. Cho dù họ có đạt được một thỏa thuận thương mại, thì sự ngờ vực lẫn nhau cũng khiến phần còn lại của thế giới bị ảnh hưởng và sẽ rất khó để nói rằng, chúng ta có một nền kinh tế toàn cầu hội nhập”, ông Chan nói.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Phạm

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.