Khủng hoảng giá cà phê thế giới năm 2018
Xu hướng giảm xuống mức thấp nhất này bắt đầu vào ngày 8/11/2016, tình cờ trùng một ngày lịch sử khác, khi ông Donald Trump được bầu làm tổng thống Mỹ, giá cà phê arabica dao động quanh mức 180 US cent/pound. Kể từ thời điểm đó, cà phê arabica được ghi nhận 22 tháng giảm giá. Việc dự đoán được thị trường là không thể, nhưng câu hỏi được đặt ra là điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, giã sẽ xuống còn 93,5 US cent, 84,5 US cent hay 70 US cent.
Vì sao giá cà phê lại xuống thấp như vậy?
Phải chăng là do một vụ mùa bội thu ở Brazil với hơn 60 triệu bao; Việt Nam có thể kết thúc vụ thu hoạch với hơn 30 triệu bao; và sản lượng toàn cầu trong niên vụ 2018/19 có thể đạt hơn 170 triệu bao, vượt 10 triệu bao so với mức tiêu thụ.
Tuy nhiên, những biến động này đã xuất hiện trên thị trường trong một thời gian dài, vì vụ thu hoạch tiếp theo tại Brazil sẽ giảm, có thể từ 10 - 15%, và khoảng 5 triệu bao có thể được giữ lại trong vụ thu hoạch tiếp theo. Trong ngắn hạn, cung và cầu trong hai mùa tiếp theo dự kiến sẽ không cân bằng.
Để hiểu được sự sụp đổ của giá cà phê, chúng ta phải tìm hiểu trong ngắn hạn, nơi các quỹ đầu tư xác định giá hàng hóa. Năm 2017, hơn 9,4 triệu hợp đồng cà phê được giao dịch trên thị trường tương lai New York, tương đương 2,7 tỷ bao cà phê, gấp 16 - 17 lần sản lượng toàn cầu hàng năm. Thị trường kỳ hạn tác động lớn hơn tới việc định giá hàng hóa so với cung - cầu trên thị trường vật chất.
Hôm 21/8, các nhà đầu cơ lớn mở hơn 106.000 hợp đồng vị thế bán ròng, tương đương 30,1 triệu bao cà phê, đồng nghĩa với việc đặt cược vào một mức giá thấp hơn trong tương lai. Với 5,5 triệu bao ở vị thế bán trên sàn London, chiếm hơn 20% sản lượng cà phê hàng năm. Vào ngày 8/11/2016, khi xu hướng giảm ổn định bắt đầu, các quỹ giữ gần 59.000 hợp đồng ở vị thế mua, đặt cược vào một sự gia tăng của giá cà phê.
Sự sụp đổ về giá ảnh hưởng thế nào đến người trồng cà phê?
Giá cà phê vẫn chưa xuống đến mức 40 - 50 US cent, giống như trong hai cuộc khủng hoảng giá gần đây nhất (giai đoạn 1989 - 1994 và 2000 - 2005), nhưng chi phí đã tăng và các đồng tiền đang mất giá. Điều chỉnh theo lạm phát, 100 US cent hiện tương đương 50 US cent trước đó. Chính phủ các quốc gia sản xuất cà phê, gồm Brazil, Colombia và Honduras, đang phản đối sự đảo lộn của thị trường cà phê và thảo luận các biện pháp quyết liệt để hỗ trợ người nông dân tại địa phương.
Tuy nhiên, vẫn chưa chắc rằng thị trường sẽ phản ứng. Kể từ khi quy định giá ICO kết thúc vào năm 1989, tất cả các nỗ lực để ngăn chặn khủng hoảng giá trên phạm vi toàn cầu ít hoặc không thành công.
Các nhà rang xay cà phê đặc biệt có thể tuyên bố, họ đang trả một mức giá tốt, cao hơn giá trên thị trường New York, nhưng đó chỉ là một khối lượng nhỏ. Không phải tất cả cà phê đều được trồng ở đỉnh núi cao và phần lớn cà phê Arabica ướt được bán với giá giao trên sàn New York. Thương mại công bằng cung cấp một mức giá thấp nhất cho cà phê ở mức 1,6 USD/pound đối với cà phê arabica ướt bằng phương pháp truyền thống (1,9 USD cho sản phẩm hữu cơ), nhưng đó cũng là một khối lượng hạn chế và người nông dân được chứng nhận chỉ bán 1/3 sản lượng của họ theo thương mại công bằng. Các chương trình chứng nhận khác không giải quyết vấn đề giá cơ bản, như Rainforest và UTZ, được thử thách để đưa ra các tuyên bố về tính bền vững.
Cà phê thương mại công bằng là một mạng lưới toàn cầu gồm nông dân, nhà thua mua, nhà bán lẻ.. hoạt động vì mục đích đảm bảo lợi ích cho người nông tham gia dân trồng và sản xuất cà phê trên toàn thế giới.
Trong hai cuộc khủng hoảng giá lớn khác trong vòng 30 năm qua, giá cà phê được giữ dưới ngưỡng 100 US cent trong 5 - 7 năm. Những gì chúng ta đã thấy khi điều đó xảy ra là người nông dân, đầu tiên, giảm đầu vào, thuốc trừ sâu và các chi phí liên quan đến nông trại khác. Từ đó, bước tiếp theo thường là giảm chi phí giáo dục hoặc các chi phí khác của gia đình trước, cuối cùng giảm các nhu yếu phẩm như thực phẩm. Lựa chọn duy nhất khác ngoài việc đó là từ bỏ hoàn toàn nông trại.