|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Doanh nghiệp

Không riêng Việt Nam, Mỹ cũng thiếu trầm trọng phi công dân sự và quân sự

12:12 | 16/07/2018
Chia sẻ
An ninh quốc gia của nước Mỹ phụ thuộc nhiều vào một ngành hàng không phát triển, bao gồm cả máy bay hiện đại lẫn phi công giỏi. Tuy nhiên, trong khi số lượng máy bay liên tục tăng lên thì số lượng phi công lại ngày càng “teo tóp”.
 
khong rieng viet nam my cung thieu tram trong phi cong dan su va quan su Ngành hàng không thế giới 'vật lộn' với tình trạng thiếu phi công
khong rieng viet nam my cung thieu tram trong phi cong dan su va quan su Phi công Vietnam Airlines được áp dụng mức lương mới

Theo số liệu của Hiệp hội Hàng không dân dụng Mỹ, năm 1987 nước Mỹ có 827.000 phi công. Sau 3 thập kỷ, con số này đã giảm 30%.

Cũng trong khoảng thời gian này, nhu cầu di chuyển bằng đường hàng không tăng rất mạnh. Hiệp hội Vận chuyển hàng không quốc tế dự báo, số lượng hành khách đi máy bay trong 20 năm tới sẽ tăng gấp đôi lên hơn 7,8 tỷ người.

Sự bất cân đối trong cung – cầu này đe dọa làm tổn hại sự phát triển của ngành hàng không Mỹ trong thập kỷ tới, và sự thiếu hụt phi công nhiều khả năng sẽ trở nên ngày càng trầm trọng.

khong rieng viet nam my cung thieu tram trong phi cong dan su va quan su
Số lượng phi công tại Mỹ liên tục suy giảm từ những năm 1980. Nguồn: Marketwatch, FAA.

Những thay đổi của ngành hàng không

Vào thập niên 1970, phi công là nghề cao quý được nhiều người mơ ước vì thu nhập cao, lịch làm việc hợp lý, nhiều ngày nghỉ và được xã hội coi trọng. Vào thập niên 1990, lương của nhiều phi công bay quốc tế đạt gần 300.000 USD theo thời giá hiện nay.

Trong giai đoạn này, quân đội Mỹ cũng có nhu cầu liên tục về phi công. Một thanh niên trẻ, tham vọng có thể tham gia quân đội và được đào tạo bay. Sau khi giải ngũ, những phi công này gần như chắc chắn sẽ nhận được một vị trí tốt trong các hãng hàng không lớn.

Ngày nay, tình hình đã thay đổi và nghề phi công dân dụng cũng không còn hấp dẫn.

Một phần lý do là sự nới lỏng quản lý. Năm 1978, Luật nới lỏng quy định hàng không có hiệu lực đã khởi đầu cho kỷ nguyên của các hãng hàng không giá rẻ. Hệ quả là các hãng truyền thống như Pan-Am lâm vào cảnh sập tiệm.

Sau đó, cuộc tấn công khủng bố 11/9 khiến cho ngành hàng không gặp khó khăn tài chính trầm trọng. Đã có 5 trong số 6 hãng hàng không lớn lâu đời tại Mỹ tuyên bố phá sản là US Airways, Delta, Northwest, United và American Airlines. Một phi công Mỹ nhớ rất rõ vài tuần sau ngày 11/9, một chuyến bay từ Washington DC tới Orlando chỉ trở theo một hành khách duy nhất.

Nhiều phi công phải bỏ chức cơ trưởng để nhận chức cơ phó, đồng nghĩa với việc thu nhập giảm từ khoảng 190.000 USD/năm xuống còn 75.000 USD/năm.

Ít phi công mới

Trong khi đó, số lượng phi công do quân đội cung cấp cũng tụt dốc không phanh, chủ yếu là do xu thế sang sử dụng máy bay không người lái.

Trong thập niên 1980, khoảng 2/3 số phi công dân dụng là cựu quân nhân. Gần đây, tỷ lệ này chỉ còn chưa đầy 1/3. Hải quân Mỹ dự báo lực lượng này sẽ thiếu hụt khoảng 10% số phi công vào năm 2020, còn Không quân Mỹ thì dự báo sẽ thiếu khoảng 1.000 phi công vào năm 2022.

Điều này đồng nghĩa với việc, nhiều phi công trẻ phải tự trả tiền cho quá trình đào tạo rất đắt đỏ, có thể lên tới trên 100.000 USD. Nhiều người không sẵn sàng chấp nhận rủi ro này, nhất là sau cuộc Đại Suy thoái 2008.

khong rieng viet nam my cung thieu tram trong phi cong dan su va quan su
Nhu cầu phi công mới trong các năm tới. Nguồn: Marketwatch, Hiệp hội chủ máy bay và phi công.

Năm 2009, Quốc hội Mỹ nâng tuổi nghỉ hưu đối với phi công dân dụng từ 60 lên 65 tuổi. Chính sách này không giải quyết triệt để vấn đề, mà chỉ đẩy vấn đề vào tương lai.

Một báo cáo của Boeing vào năm 2016 ước tính 42% số phi công đang làm việc cho các hãng hàng không lớn của Mỹ sẽ đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc (65 tuổi) trong vòng 10 năm tới. Chính sách tăng tuổi nghỉ hưu này lại làm cho nhiều phi công trẻ gặp khó khăn trong thăng tiến, dẫn tới chán nản và tìm công việc khác.

Chưa kể, gần đây Quốc hội Mỹ lại nâng số giờ bay tối thiểu của phi công mới được thuê từ 250 giờ lên 1.500 giờ, khiến cho số phi công đạt tiêu chuẩn càng ít hơn.

Nhu cầu tăng chóng mặt

Nhu cầu đối với các phi công có kinh nghiệm đang tăng mạnh, đặc biệt ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Các nhà sản xuất máy bay như Airbus và Boeing vẫn đang bán một số lượng lớn máy bay và sẽ tiếp tục trong 20 năm tới.

khong rieng viet nam my cung thieu tram trong phi cong dan su va quan su
Số lượng máy bay được Airbus và Boeing chuyển giao qua các năm. Nguồn: CAPA.

Năm 2010, Quốc hội Mỹ thay đổi quy định về thời gian làm việc đối với phi công để giảm thiểu rủi ro kiệt sức. Chính sách này đồng nghĩa với việc các hãng hàng không phải tăng số lượng phi công thêm từ 5% đến 8% để đảm bảo lịch bay như cũ.

Các hãng hàng không nhỏ đang phải chịu sức ép rất lớn do thiếu hụt phi công gây nên. Tần suất bay thường bị cắt giảm và trong một số trường hợp như hãng hàng không Republic, hãng phải tuyên bố phá sản vì không có đủ nhân sự.

Để giải quyết vấn đề này, nhiều hãng hàng không nhỏ đồng ý trả lương phi công cao hơn rất nhiều và thậm chí kèm theo nhiều khoản tiền thưởng. Cũng đã có một số thay đổi nhỏ liên quan tới quy định 1.500 giờ bay tối thiểu. Chẳng hạn, các phi công có thể được chứng nhận bay nếu được đào tạo tại một số trường nhất định dù chưa có đủ 1.500 giờ kinh nghiệm.

Một số người còn đề nghị nâng tuổi nghỉ hưu lên 67. Tuy nhiên những biện pháp này không thể giải quyết được tận gốc vấn đề. Các hãng hàng không cần phải xây dựng hệ thống nhân sự cho riêng mình bắt đầu từ khâu tuyển dụng và đào tạo phi công.

Chẳng hạn, tháng 4 vừa qua hãng American Airlines thành lập Học viện Hàng không American Airlines với mục tiêu tuyển dụng và đào tạo thế hệ phi công tiếp theo.

Xem thêm

Y Vân

ĐHĐCĐ Nam Long: Doanh số quý I ước đạt 1.160 tỷ đồng, có thể đưa ra thị trường 15.000 sản phẩm trong ba năm tới
HĐQT Nam Long định hướng phát triển trong năm 2024 tập trung vào dòng sản phẩm nhà ở vừa túi tiền và hợp với nhu cầu thị trường, mục tiêu bán trên 3.100 sản phẩm với doanh số kỳ vọng đạt 9.554 tỷ đồng.