|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Không phải 'cá mập' hay quỹ nào, chính cá nhân trong nước xuống tiền nghìn tỷ gom DXG những phiên qua

15:28 | 12/06/2021
Chia sẻ
Trong tuần giao dịch biến động 7 - 11/6, VN-Index giảm 21,31 điểm về mốc hơn 1.350 điểm. NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng 951 tỷ đồng. DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh là mã duy nhất ghi nhận giá trị mua ròng hơn 1.000 tỷ đồng.

NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng bất chấp thị trường điều chỉnh

Sau những phiên tăng nóng, thị trường chứng khoán Việt Nam trải qua tuần giao dịch giằng co với 3 phiên giảm điểm và 2 phiên hồi phục. Kết phiên giao dịch tuần 7-11/6, VN-Index giảm 1,62% tương ứng với 21,31 điểm, dừng lại ở 1.351,74 điểm. UPCoM-Index giảm 1,83% hay 1,66 điểm về mốc 88,93 điểm, HNX-Index giảm mạnh 13,07 điểm, mất đi 3,96% và đóng cửa tuần ở 316,69 điểm.

Thanh khoản trung bình sàn HOSE đạt 26.408 tỷ đồng, giảm 0,13% so với tuần trước đó. Theo quan sát, ngân hàng là nhóm cổ phiếu tác động tiêu cực nhất đến chỉ số tuần qua. Thống kê trên sàn HOSE, có tới 6 cái tên nhóm này góp mặt trong top10 ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index gồm BID (giảm 7,76%), VCB (2%), TCB (3,66%), MBB (5,17%), ACB (23,51%), EIB (8,98%).

Trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ riêng SHB và BAB ( Bắc Á Bank) đã khiến HNX-Index bốc hơi 5,5 điểm, tương ứng gần 42% đà giảm tuần.

Bất động sản lên ngôi, NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng 1.000 tỷ đồng tuần VN-Index điều chỉnh (7 - 11/6) - Ảnh 1.

Thống kê giao dịch qua kênh khớp lệnh của các nhóm nhà đầu tư. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Biên độ chênh lệch về giá trị giao dịch giữa các nhóm nhà đầu tư được thu hẹp. Lực bán của khối ngoại đã chững lại sau đợt "xả hàng" của tuần trước. Khối ngoại bán ròng khớp lệnh 955 tỷ đồng, tương ứng mức giảm 83,2% so với tuần trước đó. 

Giao dịch của tổ chức trong nước và tự doanh có phần cân đối giữa mua và bán. Theo ghi nhận, hai nhóm này bán ròng lần lượt ở mức 61 tỷ đồng và 31 tỷ đồng.

Tuần 7-11/6, các cá nhân trong nước là nhóm duy nhất mua ròng trên thị trường. Giá trị vào ròng trên sàn HOSE là 951 tỷ đồng, trong đó mua ròng khớp lệnh là 1.047 tỷ đồng. Sau sự bùng nổ lực cầu trong tuần trước, sức mua từ các NĐT cá nhân giảm tương quan với mức độ giảm bán ròng từ khối ngoại. Tuy có động thái thận trọng hơn, dòng tiền mua của NĐT cá nhân vẫn là động lực cho sự hồi phục của thị trường.

Bất động sản lên ngôi, cá nhân trong nước chi nghìn tỷ đồng gom DXG

Bất động sản lên ngôi, NĐT cá nhân tiếp tục mua ròng 1.000 tỷ đồng tuần VN-Index điều chỉnh (7 - 11/6) - Ảnh 2.

Thống kê mã NĐT cá nhân mua bán ròng nhiều nhất qua kênh khớp lệnh tuần 7-11/6. (Nguồn: Thảo Bùi tổng hợp).

Sau động thái chốt lời tại nhóm cổ phiếu ngân hàng và dịch vụ tài chính, tuần này dòng tiền mua bắt đầu tìm hiếm cơ hội đầu tư mới. Bất động sản trở thành tâm điểm thu hút sức mua từ các cá nhân trong nước. Ngoài ra, dòng tiền cũng liên tục phân tán tại một số cổ phiếu như HPG, VPB, GEX, ACB, CII, PLX.

Trải qua nhiều biến động, cổ phiếu DXG của CTCP Tập đoàn Đất Xanh là mã duy nhất ghi nhận giá trị mua ròng khớp lệnh trên 1.000 tỷ đồng. Sau khi bị quỹ FTSE Vietnam ETF loại khỏi danh mục cơ cấu định kỳ quý 2/2021 và công bố kế hoạch phát hành 7 triệu cổ phiếu ESOP giá 0 đồng, DXG trải qua chuỗi giảm điểm với 2 phiên giảm sàn liên tiếp. 

Ngày 11/6, việc điều chỉnh giá ESOP từ 0 đồng lên 10.000 đồng/cp ngay lập tức khiến thị giá DXG lội ngược dòng, tăng trần trong phiên. Theo thống kê, các cá nhân trong nước mua ròng DXG 1.020,8 tỷ đồng, tăng 675% so với tuần trước đó. Thanh khoản bùng nổ trong phiên 9/6 với giá trị khớp lệnh đạt 1.037,5 tỷ đồng.

Bên cạnh DXG, nhóm cổ phiếu bất động sản cũng chiếm phần lớn trong danh mục giao dịch của nhà đầu tư cá nhân. VIC (405,9 tỷ đồng), NVL (253,3 tỷ đồng), KBC (133,3 tỷ đồng) và CII (100 tỷ đồng) là những mã được mua nhiều trong tuần qua.

Ngoài những mã họ bất động sản, HPG (Hòa Phát) vẫn duy trì sức nóng của mình khi kết tuần trong top cổ phiếu được NĐT cá nhân mua ròng. Tuy giảm 74,4% so với tuần giao dịch bùng nổ trước đó, giá trị vào ròng đạt 851,1 tỷ đồng vẫn giúp HPG đặt dấu ấn trên bảng thống kê.

Dòng tiền mua cũng phân tán sang các ngành, tiêu biểu như ngân hàng với VPB (255 tỷ đồng), ACB (164,2 tỷ đồng), điện, nước & xăng dầu khí đốt với đại diện GEX (242,1 tỷ đồng) và dầu khí với PLX (93,6 tỷ đồng).

Ở chiều bán, OCB (Phương Đông) và VCB (Vietcombank) dẫn đầu với giá trị bán ròng khớp lệnh lần lượt là 343 tỷ đồng và 330,1 tỷ đồng. Hoạt động chốt lời cũng diễn ra tại các mã CTG (163,1 tỷ đồng) và TCB (133,2 tỷ đồng). Đây đều là những cổ phiếu ngân hàng đã tăng giá khá mạnh kể từ tháng 4-5/2021.

Cùng thuộc họ Vingroup, VRE và VHM lại góp mặt vào danh sách cổ phiếu bị bán mạnh nhất. Giá trị rút ròng tại hai mã này lần lượt là 311,7 tỷ đồng và 204,3 tỷ đồng. 

Hai đại diện từ ngành dịch vụ tài chính là SSI (CTCP chứng khoán SSI) và VCI (CTCP Chứng khoán Bản Việt) đều đóng góp giá trị bán ròng hơn 200 tỷ đồng vào diễn biến giao dịch tuần 7 - 11/6 của NĐT cá nhân.

Thảo Bùi

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.