|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Không hoàn tất giao dịch, cháu trai Chủ tịch Thép Pomina tiếp tục đăng ký bán 2,4 triệu cp POM

17:41 | 22/12/2021
Chia sẻ
Ông Nguyễn Bạch Trường Chinh đăng ký bán toàn bộ hơn 2,4 triệu cổ phiếu POM, tương đương tỷ lệ sở hữu 0,86%. Trong giao dịch trước, ông Chinh chỉ bán được 1,25 triệu cp trong 2 triệu đơn vị đăng ký.

Mới đây, ông Nguyễn Bạch Trường Chinh, cháu ông Đỗ Văn Khánh - Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Thép Pomina (Mã: POM) thông báo chỉ bán được 1,25 triệu cổ phiếu POM trong 2 triệu đơn vị đăng ký do không đạt được giá kỳ vọng. 

Sau giao dịch, ông Trinh giảm số lượng cổ phiếu nắm giữ từ 3,65 triệu cp xuống còn hơn 2,4 triệu cp, tương đương giảm tỷ lệ sở hữu từ 1,31% xuống 0,86%. 

Ngay sau đó, ông Nguyễn Bạch Trường Trinh đăng ký bán hết số cổ phiếu trên, dự kiến thoái toàn bộ vốn tại Thép Pomina với mục đích cơ cấu danh mục đầu tư. Giao dịch dự kiến diễn ra từ ngày 27/12 đến ngày 24/1/2022 theo phương thức khớp lệnh hoặc thoả thuận.

Cùng với nhiều cổ phiếu ngành thép, mã POM đang trên đà giảm mạnh từ đầu tháng 11. Chốt phiên hôm nay, giá mã này dừng tại 14.650 đồng/cp, tương đương tỷ lệ giảm gần 30% so với đỉnh hồi tháng 5. Nếu giao dịch hoàn tất, ông Chinh dự kiến thu về khoảng 35 tỷ đồng.

Không hoàn tất giao dịch, cháu trai Chủ tịch Thép Pomina tiếp tục đăng ký bán 2,4 triệu cp POM  - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu POM kể từ đầu năm 2021. (Nguồn: Tradingview).

Về kết quả kinh doanh, Thép Pomina ghi nhận doanh thu quý III/2021 tăng 39% so với cùng kỳ, đạt hơn 3.104 tỷ đồng. Khấu trừ đi các chi phí, POM báo lãi ròng chỉ còn 3,5 tỷ đồng, giảm mạnh 78% so với cùng kỳ năm ngoái.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Thép Pomina ghi nhận doanh thu 9.587 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ. Mặc dù vậy, công ty vẫn ghi nhận lãi ròng ở mức 206 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ đến 127 tỷ đồng. So với kế hoạch lãi sau thuế 600 tỷ đồng trong năm 2021, POM đã thực hiện khoảng 34% mục tiêu đề ra.

Bảo Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.