|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Không chỉ chính phủ, các doanh nghiệp cũng đang nỗ lực ‘cứu’ giá cao su

15:46 | 11/12/2017
Chia sẻ
Giá cao su thiên nhiên tiếp tục duy trì ở mức thấp nhưng nhà cung cấp cao su toàn cầu Halcyon Agri của Singapore đang tìm cách bình ổn giá mặt hàng này.  
khong chi chinh phu cac doanh nghiep cung dang no luc cuu gia cao su Các nhà sản xuất cao su hàng đầu châu Á hạn chế xuất khẩu từ tháng 12 để hỗ trợ giá
khong chi chinh phu cac doanh nghiep cung dang no luc cuu gia cao su Giá cao su Thái Lan giảm sâu

Cao su là nguyên liệu chủ lực trong nhiều ngành công nghiệp nhưng giá mặt hàng này, chủ yếu do Sàn giao dịch hàng hóa kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) quyết định, luôn biến động mạnh những năm gần đây.

khong chi chinh phu cac doanh nghiep cung dang no luc cuu gia cao su
Một nông dân đang cạo mủ cao su tại tỉnh Bắc Sumatra, Indonesia. Nguồn: Maskur Has/SOPA Images/LightRocket/Getty Images.

Theo nhà cung cấp cao su toàn cầu Halcyon Agri (Singapore), sau khi chạm đáy ở khoảng 1.000 USD/tấn vào đầu năm 2016, giá cao su hiện nay dao động quanh 1.400 USD/tấn nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với mức trung bình 10 năm ở 2.500 USD/tấn.

Halcyon Agri muốn thay đổi tình cảnh ảm đạm của cao su hiện nay.

“Với những gì đang làm, tôi nghĩ ta có thể dần dần phục hồi giá cao su bằng cách hạn chế tình trạng giá cả biến động thất thường”, ông Robert Meyer, Giám đốc điều hành Halcyon Agri, nói với CNBC.

Công ty này đã đẩy mạnh mua cao su thời gian gần đây.

Năm ngoái, Halcyon Agri tham gia vào liên doanh ba bên với công ty hóa chất nhà nước Trung Quốc Sinochem International và nhà sản xuất cao su Singapore GMG Global để trở thành hãng quản lý chuỗi cung ứng cao su lớn nhất thế giới.

Halcyon Agri cũng vừa mua lại 5 nhà máy cao su tại Indonesia, bên cạnh các nhà máy hiện hữu của hãng tại Thái Lan và Malaysia. Ba quốc gia Đông Nam Á này hiện đóng góp gần 70% sản lượng cao su thiên nhiên toàn cầu và giới chức ba nước dự kiến sẽ cắt giảm xuất khẩu để cứu giá cao su.

“Kiểm soát giá tốn nhiều chi phí, không chỉ đối với chúng tôi mà còn cả chuỗi cung ứng. Tôi nghĩ ta có thể thoát khỏi gánh nặng chi phí đó khi giá ngừng biến động, từ đó người trồng cao su sẽ lại có lợi nhuận”, ông Meyer cho biết.

Giao dịch cao su tương lai trên sàn SHFE bị chi phối chủ yếu bởi thứ mà người ta gọi là “phức hợp hàng đen”, trong đó giá cao su gắn liền với quặng sắt, thép, than, và biến động theo tình trạng đầu cơ. Vì thế giá nguyên liệu thô này luôn biến động”, ông Meyer cho biết.

Tuy nhiên, vị CEO của Halcyon Agri cho biết mình lạc quan vì “đây là thời điểm rất đáng để quan tâm thị trường cao su”.

“Ở cấp độ vĩ mô, các loại hàng hóa rơi vào khủng hoảng trong nhiều năm qua, vì thế cung cầu đang thắt chặt. Về khía cạnh giá, giờ là thời điểm thích hợp để quan tâm nhiều hơn đến thị trường cao su”, ông Meyer nói.

Trường Giang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.