|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại trở lại mua ròng gần 450 tỷ đồng trên HOSE, tâm điểm một cổ phiếu ngân hàng

19:47 | 06/10/2024
Chia sẻ
Thống kê giao dịch của khối ngoại quần qua, họ mua ròng trên HOSE nhưng bán ròng trên HNX và thị trường UPCoM.

VN-Index đóng cửa tuần giao dịch đầu tháng 10 tại 1.270,6 điểm, giảm 20,32 điểm tương đương 1,57% so với cuối tuần trước. Thanh khoản tăng nhẹ với tổng giá trị giao dịch bình quân phiên đạt 20.729 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân phiên ở mức 18.829 tỷ đồng, tăng 4,2% so với tuần trước và tăng 24,5% so với trung bình 5 tuần gần nhất.

Nhìn chung, VN-Index có tuần rung lắc trước vùng kháng cự mạnh quanh khu vực 1.290 – 1.300 điểm. Trong các phiên gần đây, lực bán chủ động áp đảo và lực cầu chủ động mất hút khiến VN-Index chưa thể vượt được ngưỡng tâm lý 1.300 điểm.

Thống kê 10 mã ảnh hưởng tiêu cực nhất lên VN-Index, vị trí đầu tiên là VHM khi tiếp tục để mất gần 4,4% trong tuần và khiến VN-Index giảm 1,9 điểm. Hai cổ phiếu “họ Vin” khác là VIC và VRE cũng góp mặt trong Top 10 với tổng mức ảnh hưởng giảm gần 2 điểm. Một số cổ phiếu ngân hàng sau diễn biến khả quan tuần trước đã điều chỉnh trong tuần, 4 đại diện gây áp lực chính lên thị trường gồm CTG, BID, MBB và HDB.

Trong khi đó, cùng thuộc nhóm ngân hàng nhưng VPB và OCB vươn lên trở thành hai “công thần” lớn nhất thị trường khi giúp VN-Index tăng hơn 1 điểm.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Liên quan đến giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn ngoại đã có tín hiệu mua ròng tích cực hơn trong những phiên giữa tuần. Luỹ kế sau 5 phiên, khối ngoại bán ròng 93 tỷ đồng, trong đó họ mua ròng trên HOSE nhưng bán ròng trên HNX và thị trường UPCoM. 

Thống kê giao dịch trên HOSE, NĐT nước ngoài chuyển hướng mua ròng gần 445 tỷ đồng, trong đó gom ròng 640 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh. Cổ phiếu TCB của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) được khối này mua vào nhiều nhất với giá trị 732 tỷ đồng, tương đương khối lượng gần 30 triệu đơn vị. Cùng chiều, chứng chỉ quỹ FUEVFVND và FPT cũng được mua ròng lần lượt 523 tỷ và 379 tỷ đồng.

Danh mục Top10 gom ròng còn có sự góp mặt MWG (181 tỷ đồng), PNJ (166 tỷ đồng), VHM (142 tỷ đồng), VCB (87 tỷ đồng), SSI (82 tỷ đồng), TPB (49 tỷ đồng) và VCI (49 tỷ đồng).

Ở phía đối diện, cổ phiếu HPG của Tập đoàn Hòa Phát bị xả ròng mạnh nhất với giá trị hơn 306 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong danh mục xả ròng của khối ngoại là cổ phiếu HDB với 242 tỷ đồng. Cùng chiều, danh mục các mã bị NĐT ngoài bán ròng mạnh nhất còn có nhiều đại diện thuộc nhóm vốn hóa lớn và trung bình như VPB, DPM, VRE, OCB, PLX, GMD, VND, VHCvới quy mô 71 – 306 tỷ đồng. 

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Trên sàn HNX, nhà đầu tư nước ngoài quay đầu bán ròng 5 phiên liên tiếp với khối lượng hơn 10,3 triệu đơn vị, tương đương tổng giá trị rút ròng đạt hơn 295 tỷ đồng.

Trong đó, dẫn đầu chiều bán ròng là cổ phiếu BVS của CTCP Chứng khoán Bảo Việt với 70,4 tỷ đồng. Đứng thứ hai trong Top bán ròng là IDC với 66,7 tỷ đồng, theo sau là các mã SHS (63,1 tỷ đồng), PVS (49,9 tỷ đồng), TNG (23,1 tỷ đồng), …

Ở phía đối diện, cổ phiếu NTP của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong được dòng tiền ngoại ưu tiên giải ngân với giá trị 7,7 tỷ đồng. Mã MBS cũng được gom ròng 4,6 tỷ đồng. Cùng chiều, NĐT ngoại cũng giải ngân vào các mã VTZ (3 tỷ đồng), VFS (2,4 tỷ đồng) và PVB (1 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Tại thị trường UPCoM, khối ngoại đã bán ròng 4 phiên và mua ròng duy nhất phiên 30/9. Tính chung cả tuần, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng gần 13,3 triệu cổ phiếu, tương đương gần 243 tỷ đồng, gấp 4 lần tuần trước đó.

Cụ thể, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 157,2 tỷ đồng cổ phiếu SGB của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công thương. Theo sau là các giao dịch tương tự với giá trị thấp hơn như MCH (49,1 tỷ đồng), VEA (16,4 tỷ đồng), DBM (9 tỷ đồng) và BSR (6,8 tỷ đồng).

Ở chiều ngược lại, khối ngoại mua ròng gần 7,3 tỷ đồng ở cổ phiếu QNS của CTCP Đường Quảng Ngãi. Cùng chiều, giao dịch giải ngân còn được chứng kiến ở các mã HNG (2,2 tỷ đồng), ABI (1,1 tỷ đồng), MFS (0,3 tỷ đồng) và CSI (0,3 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Thu Thảo

Giá vé đường sắt cao tốc Bắc - Nam dự kiến bằng 75% hàng không là đắt hay rẻ?
Không phải mất thời gian di chuyển đến sân bay, chờ cất hạ cánh mà chỉ vẫn làm việc bình thường trên tàu điện nhờ có kết nối internet là lợi ích vượt trội đường sắt cao tốc. Vì vậy, giá vé đường sắt cao tốc dù cao vẫn có thể cạnh tranh được với hàng không.