|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại tiếp tục gom tháng thứ ba liên tiếp trên TTCK Việt Nam, cổ phiếu nào là tâm điểm xuống tiền?

00:21 | 04/07/2022
Chia sẻ
Thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp đà rơi trong tháng 6, VN-Index giảm 7,3% xuống dưới ngưỡng 1.200 điểm. Điểm tích cực là chỉ số đang trong vùng cân bằng với sự nâng đỡ từ lực cầu của khối ngoại và bộ phận tự doanh công ty chứng khoán.

  Thống kê giao dịch khối ngoại theo tháng. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Dòng tiền ngoại đổ ba tháng liên tiếp vào TTCK Việt Nam

Trải qua 3 tháng giảm điểm liên tiếp, bộ phận đông đảo nhất trên thị trường là những nhà đầu tư cá nhân rơi vào trạng thái giao dịch với tâm lý chán nản. Sự đè nén này khiến thanh khoản thị trường trở nên èo uột hơn.

Đối lập với các cá nhân, nhà đầu tư tổ chức giao dịch sôi nổi đến từ ngoại khối và nội khối. Thống kê giao dịch cho thấy nhà đầu tư nước ngoài và bộ phận tự doanh đều mua ròng trên thị trường.

Cụ thể, khối ngoại có tháng thứ ba liên tiếp mua vào trên thị trường Việt Nam. Mặc dù lực cầu đã có sự yếu đi nhưng động thái này vẫn gửi đi tín hiệu tích cực về dòng tiền trong bổi cảnh hiện nay. Tổng giá trị mua ròng trong tháng 6 đạt 2.901 tỷ đồng, thấp hơn mức 3.481 tỷ đồng (tháng 5) và 4.002 tỷ đồng (tháng 4). Lũy kế trong quý II, dòng tiền ngoại đổ gần 10.400 tỷ đồng vào TTCK Việt Nam.

Nếu như trong tháng 5, dòng tiền lớn từ khối ngoại đổ vào sản phẩm chứng chỉ quỹ ETF nội (2.295 tỷ đồng), tiêu biểu là DCVFM VNDiamond ETF. Sang đến tháng 6, khối này tập trung mua gom cổ phiếu với tổng giá trị 2.751 tỷ đồng trên toàn thị trường, tăng 130% so với tháng trước đó.

Giao dịch khối ngoại trên HOSE trong tháng 6. Nguồn: Thu Hà tổng hợp. 

Khối ngoại đẩy mạnh mua ròng cổ phiếu trên HOSE

Quan sát cho thấy kịch bản giao dịch tương tự như tháng 5 khi khối ngoại mua gom trên cả hai sàn và thị trường UPCoM. Trên sàn HOSE, ngoại khối mua ròng 1.913 tỷ đồng cổ phiếu và 157 tỷ đồng chứng chỉ quỹ ETF nội.

Mức mua ròng cổ phiếu niêm yết trên HOSE trong tháng 6 gấp đôi so với con số 890 tỷ đồng của tháng 5, trong khi dòng tiền gia nhập ETF có phần chững lại. Khối ngoại mua ròng 372,7 tỷ đồng DCVFM VNDiamond ETF trong khi bán ròng 215,8 tỷ đồng E1VFVN30.

Về giao dịch cổ phiếu niêm yết HOSE, mã DPM dẫn đầu với 560 tỷ đồng, theo sau là CTG (529,6 tỷ đồng), MSN (460,5 tỷ đồng), NLG (295,4 tỷ đồng). Đây đều là những mã nằm trong Top10 cổ phiếu được ngoại khối gom mạnh nhất trong tháng 5. Trong nhóm ngân hàng, hai cổ phiếu STB và HDB cũng được mua 373 tỷ đồngv à 268 tỷ đồng.

Tại chiều bán ra, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup chịu áp lực xả mạnh nhất, gần 607 tỷ đồng, tiếp đến là HPG (546 tỷ đồng), NVL (500 tỷ đồng). Ba cổ phiếu này nằm trong nhóm bị bán mạnh nhất tháng 5. Không còn được mua vào như tháng trước đó, cổ phiếu DGC, VNM lọt top bị bán mạnh trong tháng 6.

Khối ngoại gom 5 tháng liên tiếp trên UPCoM, gia tăng quy mô trên HNX

  Giao dịch khối ngoại trên HNX trong tháng 6. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.  

Trên sàn HNX, quy mô mua ròng cũng tăng trưởng trong tháng 6, đạt 110 tỷ đồng, cao hơn ngưỡng 77 tỷ đồng của tháng 5. Giá trị hai chiều mua và bán cũng cao hơn so với tháng trước đó, lần lượt là 494,6 tỷ đồng và 384,9 tỷ đồng.

TNG là cổ phiếu được mua mạnh nhất (64,38 tỷ đồng), theo sau là SHS (41,3 tỷ đồng). Nhóm còn lại ghi nhận dưới 30 tỷ đồng có HUT, IDC và CEO. Trong khi đó, PVS và THD bị bán mạnh nhất, lần lượt là 43,8 tỷ đồng và 21,7 tỷ đồng.

  Giao dịch khối ngoại trên UPCoM trong tháng 6. Nguồn: Thu Hà tổng hợp.  

Đáng chú ý là động thái mua ròng tháng thứ 5 liên tiếp trên thị trường UPCoM. Trước đó, nhóm này từng có 5 tháng gom liên tục (tháng 5 – 9/2021). Nhưng đây là đợt xuống tiền mạnh tay nhất kể từ khi thị trường bước vào thời kỳ đi lên.

Giá trị mua ròng trên UPCoM đẩy lên đột biến đạt 728,6 tỷ đồng trong tháng qua, gấp hơn 3 lần mức 227,7 tỷ đồng của tháng 5. Giá trị mua và bán là 1.652 tỷ đồngv à 923,8 tỷ đồng. Lũy kế trong 5 tháng, dòng tiền ngoại đổ 1.666 tỷ đồng vào thị trường này.

Tâm điểm dòng tiền ngoại đổ vào cổ phiếu BSR của Lọc hóa dầu Bình Sơn hơn 825 tỷ đồng. Đây cũng là cổ phiếu được mua mạnh nhất trong tháng 6 trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Những mã khác được mua nhẹ như GEE (60 tỷ đồng), VTP (26 tỷ đồng), CLX (20 tỷ đồng) và FOC (12,2 tỷ đồng). Ở chiều bán ra, mã IDP dẫn đầu với 63,3 tỷ đồng, theo sau là AGX (61,6 tỷ đồng). Ba mã bị bán dưới 50 tỷ đồng có LTG, OIL và ABC.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Hoàng Linh

Ngành thép quý III: Hoà Phát là điểm sáng, hai gọng kìm bóp chặt lợi nhuận nhóm tôn mạ
Trong nhóm sản xuất và thương mại thép, Hoà Phát nổi lên là điểm sáng trong khi VNSteel, SMC, Tisco,... lần lượt báo lỗ. Với nhóm tôn mạ, ngoài áp lực cạnh tranh từ tôn mạ nhập khẩu của Trung Quốc và Hàn Quốc thì chi phí vận chuyển leo thang đã bóp nghẹt lợi nhuận nhóm này trong quý vừa qua.