|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại 'gom' thêm trăm tỉ đồng nhóm ngân hàng, tập trung EIB, VCB, BID

16:23 | 22/07/2019
Chia sẻ
Thống kê phiên 22/7, hoạt động mua ròng của khối ngoại kém tích cực hơn phiên trước đó. Giá trị mua ròng toàn thị trường đạt gần 60 tỉ đồng, tập trung 'gom' EIB.

Thị trường giao dịch lình xình cho đến cuối phiên với sắc đỏ chiếm ưu thế. Kết phiên, VN-Index giảm 0,3 điểm (0,03%) xuống 982,04 điểm; HNX-Index giảm 0,29% xuống 106,76 điểm; UPCoM-Index tăng 0,82% lên 58,01 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 211,7 triệu đơn vị , tương ứng giá trị 4.797 tỉ đồng.

Khối ngoại mua ròng gần 60 tỉ đồng phiên lình xình đầu tuần

Thống kê giao dịch trên HOSE, khối ngoại mua ròng 55,7 tỉ đồng với khối lượng 1,6 triệu đơn vị, tập trung vào giao dịch cổ phiếu.

mr

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Về giá trị cụ thể, cổ phiếu EIB dẫn đầu chiều mua ròng với giá trị 73,3 tỉ đồng. Tuy nhiên, đóng cửa phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu này giảm giá 1,6%. Theo sau đó, cổ phiếu PLX ghi nhận giá trị mua ròng 48,15 tỉ đồng, VIC (34,37 tỉ đồng).

Cổ phiếu VCB là mã duy nhất trong top10 mã mua ròng giữ giá tham chiếu, giá trị mua ròng của mã này là 32,65 tỉ đồng. Cùng với đó, nhà đầu tư nước ngoài 'gom' mạnh các mã KBC (23,2 tỉ đồng), MSN (16,01 tỉ đồng), ngoài ra còn có BID, VHC, VHM và CTD.

br

Nguồn: Bảo Trâm tổng hợp

Ở chiều ngược lại, khối ngoại tạo áp lực bán chủ yếu lên HPG với giá trị 64,71 tỉ đồng, tiếp đến là VHC (19,9 tỉ đồng). Các mã còn lại trong top10 bán ròng đều ghi nhận giá trị dưới 10 tỉ đồng như POW (9,99 tỉ đồng), KDC (4,88 tỉ đồng), HBC (3 tỉ đồng), NVL (2,48 tỉ đồng), SZL (1,41 tỉ đồng)…

Riêng chứng chỉ quỹ E1VFVN30 bị khối này bán ròng nhẹ 2,83 tỉ đồng.

Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục bán ròng 11 tỉ đồng với khối lượng 520.796 đơn vị. Cổ phiếu PVS bị bán ròng mạnh nhất, giá trị cụ thể 6,9 tỉ đồng, kế đến là CEO (2,7 tỉ đồng). Ngoài ra, khối ngoại còn bán ròng các mã DPS (433 triệu đồng), SRA (399 triệu đồng) và VGS (378 triệu đồng). Trong khi đó, các mã được mua ròng tiêu biểu có TIG (474 triệu đồng), TNG (144 triệu đồng) và PVC (116 triệu đồng).

Diễn biến trái chiều tại UPCoM, nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 11 tỉ đồng với khối lượng 94.163 đơn vị. Trong đó, ba mã ghi nhận giá trị mua ròng cao nhất gồm VTP (9 tỉ đồng), QNS (3,7 tỉ đồng) và CTR (2,15 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối ngoại cũng mua ròng GVR (989 triệu đồng), KDF (912 triệu đồng), ICC (490 triệu đồng).

Ngược lại, ba mã chịu áp lực bán ròng chủ yếu từ khối ngoại là VEA (1,8 tỉ đồng), ACV (1,7 tỉ đồng) và BSR (1,3 tỉ đồng). Một số mã khác cũng bị khối này bán ròng như VGI (840 triệu đồng), OIL (768 triệu đồng) và SAS (695 triệu đồng).

Bảo Trâm

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.