|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Khối ngoại đảo chiều rút ròng gần 430 tỷ đồng tuần VN-Index mất mốc 1.240 điểm

14:08 | 03/08/2024
Chia sẻ
Sau tuần mua ròng hiếm hoi, NĐT nước ngoại trở lại vị thế bán ròng trong tuần 29/7 - 2/8. Trong đó, họ tập trung bán ròng trên HOSE và HNX, trong khi mua ròng trên thị trường UPCoM.

VN-Index đóng cửa tuần 29/7 – 2/8 tại 1.236,6 điểm, giảm 5,51 điểm tương đương 0,44% so với tuần trước đó. Thanh khoản thị trường nhích nhẹ với tổng giá trị giao dịch bình quân phiên trên cả 3 sàn đạt 18.361 tỷ đồng. Tính riêng khớp lệnh, thanh khoản bình quân phiên ở mức 16.850 tỷ đồng, tăng 4,6% so với tuần trước nhưng vẫn thấp hơn 7,5% so với trung bình 5 tuần.

Số phiên tăng điểm nhiều hơn phiên giảm (3/5 phiên tăng) nhưng khối lượng bán chủ động áp đảo trong phiên chiều ngày 1/8 đã khiến VN-Index có phiên giảm sâu nhất kể từ giữa tháng 6 (giảm 24,55 điểm, tương đương 1,96%) và đóng tuần ở mức thấp hơn so với cuối tuần trước.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp. 

Đà giảm của VN-Index trong tuần này đến từ nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, đứng đầu là VHM với mức giảm 4,7% trong tuần đã lấy đi 1,83 điểm của VN-Index. FPT xếp thứ hai với mức ảnh hưởng giảm gần 1,68 điểm và vị trí thứ 3 là BCM với mức giảm mạnh hơn tuần trước cũng đã ảnh hưởng đến VN-Index với 0,86 điểm. Chiều tăng điểm chứng kiến sự trở lại của nhóm ngân hàng với 6/10 mã với tổng mức đóng góp gần 7,4 điểm.

Trên HOSE, nhà đầu tư nước ngoài quay đầu bán ròng gần 400 tỷ đồng, tuy nhiên tính riêng giao dịch khớp lệnh thì họ mua ròng 573 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Trong đó, cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup - Công ty Cổ phần bị xả ròng mạnh nhất với giá trị gần 995 tỷ đồng, ghi nhận 12 tuần liên tục bị bán ròng. Trong đó riêng phiên giao dịch 31/7 ghi nhận lượng bán thoả thuận đột biến hơn 21,6 triệu cổ phiếu VIC, tương đương gần 977 tỷ đồng. Nếu loại trừ giao dịch này, xu hướng của khối ngoại tuần qua là mua ròng.

Đứng thứ hai trong danh mục xả ròng của khối ngoại là cổ phiếu CTG với 145 tỷ đồng. Cùng chiều, danh mục các mã bị NĐT ngoài bán ròng mạnh nhất còn có nhiều đại diện thuộc nhóm vốn hóa lớn và trung bình như VHM (120 tỷ đồng), PDR (120 tỷ đồng), SSI (110 tỷ đồng), VIX (78 tỷ đồng), HVN (70 tỷ đồng), HAH (70 tỷ đồng), VRE (69 tỷ đồng) và STB (62 tỷ đồng).

Bên chiều mua ròng, cổ phiếu VNM của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) được khối này mua vào nhiều nhất với giá trị 990 tỷ đồng, chủ yếu là thông qua kênh khớp lệnh. Trong đó, hoạt động giải ngân tập trung trong phiên 31/7 và 2/8 khi NĐT nước ngoài mạnh nay mua ròng lần lượt với giá trị 370 tỷ và 300 tỷ đồng cổ phiếu của ông lớn ngành sữa.

Trở lại với giao dịch của khối ngoại tuần qua, MWG và MSN cũng được mua ròng lần lượt 260 tỷ và 228 tỷ đồng. Danh mục Top10 gom ròng còn có sự góp mặt của VCB, BID, DGC, BCM, GMD, PLX, HPG với quy mô 39 – 228 tỷ đồng.

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Trên HNX, NĐT nước ngoài bán ròng 3/5 phiên. Tính chung cả tuần, nhà đầu tư rút ròng với giá trị hơn 60 tỷ đồng với khối lượng gần 70.450 đơn vị.

Trong đó, cổ phiếu PVS của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) dẫn đầu bên bán với giá trị hơn 49,1 tỷ đồng. Mã MBS cũng bị rút ròng 21,3 tỷ đồng. Cùng chiều, NĐT ngoại cũng bán ròng các mã NTP (15,8 tỷ đồng), LAS (9,1 tỷ đồng) và DTD (5,6 tỷ đồng).

Ở phía đối diện, khối ngoại tiếp tục mua ròng 18,2 tỷ đồng ở cổ phiếu IDC của Tổng công ty IDICO - Công ty Cổ phần. Theo sau là TNG (7,4 tỷ đồng) và những giao dịch tương tự như CEO (4,3 tỷ đồng), PVI (4,2 tỷ đồng) và PLC (4,1 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

‎Tại thị trường UPCoM, khối ngoại mua ròng 4/5 phiên và bán ròng duy nhất phiên đầu tuần 29/7. Tính chung cả tuần, nhà đầu tư nước ngoài gom ròng hơn 34 tỷ đồng với khối lượng hơn 2,2 triệu đơn vị.

Cụ thể, khối ngoại mua ròng gần 33,1 tỷ đồng ở cổ phiếu OIL của Tổng Công ty Dầu Việt Nam - CTCP. Cùng chiều, giao dịch giải ngân còn được chứng kiến ở các mã ACV (22,5 tỷ đồng), MPC (2,2 tỷ đồng), ABI (2 tỷ đồng) và KLB (1,8 tỷ đồng).

Chiều ngược lại, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 13,8 tỷ đồng cổ phiếu MCH của Công ty Cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Theo sau là các giao dịch tương tự với giá trị thấp hơn như PHP (8,1 tỷ đồng), LTG (7,4 tỷ đồng), QNS (6 tỷ đồng) và VGI (1,4 tỷ đồng).

Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.  

Thu Thảo

Tự doanh CTCK đẩy mạnh nắm giữ tiền gửi trong quý cuối năm
Tại cuối năm 2024, hơn phân nửa tài sản tự doanh của Chứng khoán SSI, VPS, ACBS, MBS hay Kafi là tiền gửi. VNDirect và VPBankS ghi nhận trái phiếu chiếm tỷ trọng lớn nhất mảng tự doanh. Trong khi đó, Vietcap và VIX dẫn đầu về nắm giữ cổ phiếu.