Khó khăn liệu có tiếp tục ‘bủa vây’ ngành đường?
Vấn nạn đường lậu vẫn đang 'bức tử' ngành mía đường Việt Nam |
Theo báo cáo của hiệp hội mía đường Việt Nam, sản lượng mía niên vụ 2018/19 đạt hơn 15 triệu tấn với diện tích mía khoảng 238.067 ha. Năng suất mía đạt khoảng 64 tấn/ha, sản lượng đường vượt 1,5 triệu tấn.
Vụ sản xuất mía đường 2017/18 là năm gặp nhều khó khăn về thời tiết, khí hậu và tác động bất lợi của thị trường giá thế giới và trong nước. Đầu vụ diễn biến thời tiết mưa, bao lũ liên tục xảy ra ở Bắc Trung Bộ và miền Trung – Tây Nguyên, sâu bệnh hại mía ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng mía nhiều vùng trên cả nước. Thị trường và giá đường thế giới liên tục biến động và là năm thấp nhất theo chu kỳ biến động giá. Giá đường trong nước liên tục có thời điểm bằng giá đường lậu, có nhà máy bán dưới giá thành và thua lỗ.
Niên vụ 2017/18 ghi nhận sản lượng mía đạt hơn 15,4 triệu tấn, tăng gần 17% so với niên vụ cũ. Năng suất tăng hơn 2% lên gần 64 tấn/ha, diện tích mía cũng tăng hơn 10% lên 241.407 ha.
Từ đầu vụ tháng 9/2017 đến tháng 7/2018, giá đường trắng giảm bình quân từ 2.900 đồng/kg – 3.300 đồng/kg. Giá bán buôn ở các nhà máy đường thường thấp hơn giá thị trường 300 – 500 đồng/kg.
Giá đường nhập lậu từ Thái Lan tại các cửa khẩu biên giới so với thị trường nội địa luôn thấp hơn giá đường trắng trong nước từ 1.000 đồng – 2.000 đồng/kg. Sự chênh lệch này chỉ còn 500 đồng/kg vào thời điểm cuối vụ do tiêu thụ chậm nên các công ty đường phải hạ giá bán gần bằng giá đường lậu, giảm tồn kho. Tuy nhiên, các công ty và nhà máy đường còn gặp nhiều khó khăn tài chính, thiếu vốn thanh toán cho người nông dân trồng mía, doanh thu giảm dẫn đến thua lỗ.
Theo Tổ chức đường Thế giới (ISO) sản lượng đường thế giới vụ 2017/18 đạt 184,2 triệu tấn, tăng 16,3 triệu tấn (9,72%) so với vụ 2016/17. Trong khi đó tiêu dùng đạt 175,5 triệu tấn, tăng 4 triệu tấn (2,36%) so với vụ trước.
Nguyên nhân chủ yếu do cung vượt cầu nên dẫn đến tình trạng giá đường thế giới giảm sâu và tồn kho tăng cao so với cùng kỳ.
Nguồn: Hiệp hội mía đường Việt Nam |
Cụ thể, niên vụ 2017/18, sản lượng đường thế giới tăng mạnh ở một số nước như Ân Độ (tăng 11 triệu tấn so với vụ trước), Thái Lan (4,6 triệu tấn) và EU (3,4 triệu tấn). Trong khi đó, sản lượng của Brazil giảm 4,9 triệu tấn so vụ trước do tăng lượng mía sang sản xuất Ethanol. Mặt khác, khả năng nhập khẩu của các nước giảm 1,74% còn 59 triệu tấn và khả năng xuất khẩu giảm còn mức tương đương. Do vậy, tồn kho cuối kỳ tăng cao 94 triệu tấn (hơn 10%).
Theo ISO dự đoán, niên vụ 2018/19 thị trường toàn cầu sản xuất được 185 triệu tấn, tiêu dùng theo mức bình quân đạt 178,4 triệu tấn, tăng 1,6% so với vụ trước và dư thừa khoảng 6,7 triệu tấn do thời tiết thuận lợi và diện tích tăng tại các nước sản xuất chủ yếu.
Sản lượng đường tăng tại Ấn Độ, giảm tại Thái Lan và EU, tăng nhẹ tại Brazil dù quốc gia này chuyển nhiều mía hơn sang xuất ethanol.
Ngoài ra, xuất khẩu toàn cầu có thể đạt gần 63 triệu tấn, tăng trưởng 6% trong khi nhu cầu nhập khẩu chỉ tăng khoảng 2%. Tồn kho cuối kỳ tăng hơn 4 triệu tấn (4,5% so với vụ trước).
Như vậy, niên vụ 2018/19 cung cầu đường thế giới vẫn dư thừa gần 7 triệu tấn, giảm so với niên vụ cũ.
Xem thêm |