|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Kho bạc Nhà nước huy động hơn 100.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong gần 8 tháng đầu năm

18:05 | 21/08/2018
Chia sẻ
Tính từ đầu năm đến hết phiên đấu thầu ngày 15/8, Kho bạc Nhà nước đã phát hành khối lượng trái phiếu Chính phủ trị giá 100.161 tỷ đồng thông qua đấu thầu tại HNX. Nhưng bên cạnh đó, giá trị thanh toán gốc và lãi TPCP đến hạn cũng lên tới gần 50.000 tỷ đồng.
chua day 8 thang chinh phu vay hon 100000 ty dong qua kenh trai phieu Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán: Đẩy mạnh phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Theo thống kê của Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), trong 7,5 tháng đầu năm, đơn vị này đã tổ chức tổng cộng 122 đợt đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) ở các kỳ hạn 5, 7, 10, 15, 20 và 30 năm. Tổng khối lượng gọi thầu đạt 173.650 tỷ đồng, tổng khối lượng trúng thầu 100.161 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ trúng thầu 58%.

Kỳ hạn 10 năm giữ vai trò chủ đạo

Trong các kỳ hạn kể trên, trái phiếu kỳ hạn 10 năm có giá trị và tỷ lệ trúng thầu cao nhất, lần lượt là 39.000 tỷ đồng và 72%. Đứng thứ hai về cả giá trị và tỷ lệ trúng thầu là trái phiếu 15 năm.

chua day 8 thang chinh phu vay hon 100000 ty dong qua kenh trai phieu
Tình hình phát hành TPCP từ đầu năm đến ngày 15/8. Nguồn: Kiên Dương tổng hợp từ HNX.

Trái phiếu kỳ hạn 10 năm cũng dẫn đầu về tỷ trọng trúng thầu với 39%. Đứng thứ hai và thứ 3 lần lượt là trái phiếu 15 năm (29%) và 5 năm (11%)

chua day 8 thang chinh phu vay hon 100000 ty dong qua kenh trai phieu
Cơ cấu kỳ hạn TPCP đã phát hành năm 2018. Nguồn: Kiên Dương tổng hợp từ HNX.

Theo kế hoạch, trong năm 2018 Kho bạc Nhà nước dự kiến huy động cho ngân sách Nhà nước 200.000 tỷ đồng thông qua phát hành trái phiếu Chính phủ. Như vậy, sau gần 2/3 chặng đường, KBNN mới thực hiện khoảng 50% kế hoạch.

chua day 8 thang chinh phu vay hon 100000 ty dong qua kenh trai phieu
Tình hình thực hiện kế hoạch phát hành TPCP đến ngày 15/8. Nguồn: Kiên Dương tổng hợp từ KBNN, HNX.

Đáng chú ý, khối lượng phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm đã vượt kế hoạch đề ra. Trong khi đó, khối lượng phát hành trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm vẫn là con số 0. Trong năm 2017, KBNN cũng đặt kế hoạch phát hành kỳ hạn dưới 5 năm nhưng thực tế không phát hành.

Từ nay đến cuối năm, để phát hành hết giá trị TPCP 200.000 tỷ đồng đã đề ra, KBNN có thể sẽ phải nâng lãi suất trúng thầu lên, qua đó tăng chi phí trả nợ của ngân sách Nhà nước, hoặc có thể tăng phát hành trái phiếu kỳ hạn ngắn (như 3 năm) vì đây là kỳ hạn được các ngân hàng thương mại ưa thích do cơ cấu vốn đầu vào ngắn hạn. Tuy nhiên, việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dưới 5 năm sẽ phần nào khiến cho kỳ hạn phát hành trung bình cả năm giảm xuống.

Mục tiêu kéo dài kỳ hạn danh mục

Theo Nghị quyết số 78/2014 của Quốc hội từ năm 2015, KBNN chỉ phát hành TPCP kỳ hạn từ 5 năm trở lên, không thực hiện các khoản vay có kỳ hạn ngắn để bù đắp bội chi ngân sách. Quy định này sau đó được nới lỏng vào cuối năm 2015 theo hướng KBNN được phép phát hành 30% khối lượng trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn dưới 5 năm.

chua day 8 thang chinh phu vay hon 100000 ty dong qua kenh trai phieu
Cơ cấu kỳ hạn của TPCP được phát hành trong các năm 2015, 2016, 2017. Nguồn: Kiên Dương tổng hợp từ HNX, Bộ Tài chính

Nhờ chính sách này, kỳ hạn phát hành TPCP bình quân đã tăng từ 3,9 năm vào năm 2011 lên 12,74 năm vào năm 2017. Kỳ hạn còn lại bình quân cả danh mục TPCP tăng từ 5,98 năm vào năm 2016 lên 6,71 năm vào năm 2017.

Tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam (ViEF) sáng 21/8, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu ghi nhận sự phát triển của thị trường TPCP như: nhiều kỳ hạn dài 10, 20, 30 năm được phát hành qua đó kéo dài kỳ hạn danh mục TPCP, cơ cấu nhà đầu tư thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tham gia của các công ty bảo hiểm, giảm tỷ trọng của các ngân hàng thương mại, ...

Theo số liệu của HNX, tại thời điểm cuối năm 2017, các NHTM nắm giữ khoảng 52,4% giảm 3 điểm % so với năm 2016; tỷ lệ nắm giữ TPCP của các nhà đầu tư dài hạn (Bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp bảo hiểm, Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ đầu tư) là 47,6% tăng 3 điểm % so với năm 2016.

Vay nhiều, trả nợ cũng không ít

Theo thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), trong 7 tháng đầu năm, giá trị thanh toán gốc và lãi TPCP là gần 50.000 tỷ đồng. Nói cách khác, KBNN vay mới 100 đồng thì trả nợ cũ mất 50 đồng.

Dự tính 3 năm tiếp theo, giá trị khoản gốc TPCP đáo hạn luôn trên 100.000 tỷ đồng, đó là chưa kể các khoản lãi định kỳ hàng năm.

Năm 2021 giá trị khoản gốc đến hạn đạt mức kỷ lục 163.846 tỷ đồng. Con số này không đáng ngạc nhiên vì năm 2016, KBNN đã phát hành tới 162.425 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm (xem thêm bảng trên).

Việc phát hành trái phiếu kỳ hạn dài giúp giải quyết rủi ro tái cấp vốn trước mắt nhưng có vay thì có trả, phát hành kỳ hạn dài giúp kéo dài thời gian trả nợ nhưng khoản gốc cuối cùng cũng đáo hạn và chi phí lãi vay định kỳ sẽ cao hơn.

chua day 8 thang chinh phu vay hon 100000 ty dong qua kenh trai phieu
Nguồn: Kiên Dương tính toán từ số liệu HNX.

Xem thêm

Kiên Dương

Margin tiếp tục lập đỉnh mới, thêm hai CTCK có dư nợ vượt 20.000 tỷ đồng
Dư nợ magin ngành chứng khoán lập đỉnh mới trong 2024. Riêng Top 10 công ty chứng khoán lớn nhất ghi nhận đến 9 đơn vị vượt đỉnh cho vay trong quý cuối năm. TCBS, SSI và HSC đang là ba đơn vị đang dẫn đầu về cho vay margin.