Nhật, Trung cũng bán tháo trái phiếu Mỹ?
Biến động của trái phiếu Mỹ khiến giá trị đồng USD bị ảnh hưởng không nhỏ và một khi điều này xảy ra, nó sẽ khiến các nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản lao đao.
Bộ Tài chính Mỹ thống kê cho thấy, không chỉ Nga và Thổ Nhĩ Kỳ bán tháo trái phiếu Kho bạc Mỹ mà Trung Quốc và Nhật Bản – đồng minh quan trọng của Washington, đồng thời là người sở hữu trái phiếu lớn thứ 2 – cũng đang đi theo xu hướng này.
Nhật, Trung muốn bán tháo trái phiếu Mỹ |
Theo RT, Nhật Bản đã bán tổng cộng 82,9 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ, tương đương 7% lượng trái phiếu mà nước này sở hữu, trong giai đoạn tháng 6.2017 – 6.2018.
Trong đó, chỉ riêng trong tháng 6 vừa rồi, Tokyo đã bán 18,4 tỷ USD trái phiếu.
Hiện tại, xứ sở hoa anh đào đang sở hữu tổng cộng 1,03 nghìn tỷ USD trái phiếu – mức thấp nhất kể từ tháng 10.2011. Tuy nhiên, Tokyo vẫn đang là chủ nợ lớn thứ 2 của Mỹ.
Không chỉ có Nhật Bản, Trung Quốc – chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nắm giữ 1,178 nghìn tỷ USD trái phiếu chính phủ - cũng đã bán tháo 4,4 tỷ USD trong tháng 6.
Như vậy từ tháng 10/2011 cho tới nay, Bắc Kinh đã bán tổng cộng 138 tỷ USD trái phiếu.
RT cho rằng, việc bán trái phiếu chính phủ Mỹ - một trong những loại tài sản được đánh giá là “an toàn bậc nhất” và có tính thanh khoản tốt – đang trở thành một xu hướng nóng với các chủ nợ chính của Mỹ.
Nga cũng đã bán tháo 84% lượng trái phiếu Mỹ mà nước này sở hữu chỉ trong năm nay.
Trong bối cảnh mối quan hệ song phương giữa Mỹ và Nga đang ngày càng tệ hại bởi các lệnh trừng phạt, xung đột ngoại giao, Moscow giờ chỉ còn sở hữu 14,9 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ.
Trong bối cảnh các chủ nợ đang dần bán mất trái phiếu Kho bạc Mỹ, Washington chắc chắn đang "mất ăn mất ngủ" (?!).
Tuy nhiên, thực tế theo nhìn nhận của các chuyên gia và nhà quan sát, ông chủ Nhà Trắng đều đã có tính toán.
Trung Quốc phụ thuộc lớn vào Mỹ |
Mỹ phát hành trái phiếu kho bạc không phải là để lấy tiều lưu hành trong nội địa mà chủ yếu là đầu tư (hơn 60% là ra nước ngoài).
Do đó thực chất 1.200 tỷ USD trái phiếu kho bạc Mỹ của Trung Quốc là tiền Mỹ vay Trung Quốc để đầu tư tại Trung Quốc. Trường hợp Nhật Bản cũng tương đương.
Trung Quốc mua trái phiếu Mỹ, tức cho Mỹ vay vừa có lãi (dù rất không đáng kể), vừa thu thuế, nhưng đặc biệt chủ yếu là tăng trưởng và đáp ứng công ăn việc làm cho dân.
Trong khi Mỹ chỉ có công nghệ cao, đi vay tiền Trung Quốc, tận dụng nguồn dân công giá rẻ, nên lợi đơn lợi kép.
Mặt khác, Kho bạc Mỹ FED là người in ra đồng tiền cho vay đó, cho nên, FED làm yếu đồng dollar hay tăng lãi suất thì giá trị trái phiếu bị giảm. Đây là cách giảm nợ rất nhanh của Mỹ.
Trung Quốc biết Mỹ sẽ giảm nợ nhưng vì mục tiêu tăng trưởng nên vẫn phải “cố đấm ăn xôi”, chưa thể buông Mỹ ra được, và bất luận thế nào thì vẫn phải buộc mua trái phiếu Mỹ tức là vẫn cho Mỹ vay tiền.
Trong cuộc chiến thương mại vừa mới nổ ra giữa Mỹ và Trung Quốc không chỉ việc áp thuế của Mỹ với các mặt hàng Trung Quốc mà đã có dấu hiệu Trump làm yếu đồng dollar và tăng lãi suất – là nguy cơ đe dọa đến trái phiếu của Trung Quốc sẽ hao hụt.
Rõ ràng Trung Quốc cũng muốn bán đi số lượng lớn trái phiếu Mỹ như Nga nhưng họ không làm.
Đơn giản do Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất, quan trọng nhất của Trung Quốc nên Trung Quốc muốn giữ tỷ giá cố định giữa đồng Yuan và Dollar để đảm báo cho mục tiêu tăng trưởng nhằm để giữ vững xã hội ổn định và đạt các mục tiêu chính trị khác.
Ngoài ra nếu để đồng Yuan mất giá quá nhiều so với đồng dollar thì coi như bị Mỹ... quỵt nợ.
Nền kinh tế Trung Quốc có được như bây giờ một phần là nhờ Mỹ. Nếu thị trường Mỹ biến động lập tức nền kinh tế Trung Quốc sẽ có vấn đề. Ít nhất có hàng chục triệu hoặc thậm chí là hàng trăm triệu lao động mất việc làm.
Đây là một thảm họa cho ổn định chính trị, xã hội, điều mà Trung Quốc không muốn bằng mọi giá. Và đây cũng chính là điểm yếu nhất, là tử huyệt đầu tiên của Trung Quốc mà Mỹ đã nắm chắc để ra đòn.
Rõ ràng, trong lĩnh vực kinh tế Mỹ hay Trung Quốc làm chủ cuộc chơi? Câu trả lời: Mỹ.
Tử huyệt thứ 2 của Trung Quốc là “thiếu công nghệ cốt lõi”. Khi Mỹ trừng phạt công ty viễn thông ZTE hàng đầu của Trung Quốc vài tháng trước bằng cách cấm bán chíp bán dẫn và hệ điều hành cho ZTE đã khiến ZTE đầu hàng, nộp phạt 1 tỉ USD, ký quỹ 400 triệu USD và tái cấu trúc bộ máy lãnh đạo, cho phép Mỹ cài người theo dõi.
Rõ ràng là khi “thiếu công nghệ cốt lõi” trong các ngành kinh tế quan trọng hay công nghệ cốt lõi đó Mỹ-Nhật Bản đang nắm giữ thì “tình thế ZTE” luôn xảy ra nếu Mỹ muốn.
Công ty viễn thông ZTE của Trung Quốc, Mỹ không muốn diệt mà chỉ cho tồn tại như vừa rồi chứng tỏ Mỹ cài rất nhiều “quả bom” trong các ngành kinh tế Trung Quốc và kích nổ quả bom đầu tiên tại ZTE.
Câu chuyện cũng tương tự đối với Nhật Bản. Bởi lẽ đó, dù Trung Quốc hay Nhật Bản đang "động đậy" bán trái phiếu Mỹ.
Điều đó không đáng lo cho Mỹ mà chính Tokyo hay Bắc Kinh đang run đưa ra quyết định.
Đối với Nga, Mỹ và Phương Tây đã tiến hành cấm vận kinh tế, trừng phạt rất khắc nghiệt nhưng vô hiệu vì Nga không phải là công trường của Mỹ, của thế giới, nhưng nếu Mỹ và Phương Tây tiến hành như vậy với Trung Quốc thì chắc chắn Trung Quốc sẽ chịu tác động lớn.