Khi OPEC không còn quyền lực, thị trường trở thành nhân tố quyết định giá dầu
Chỉ vài tuần trước, một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đã nhắm vào các cơ sở dầu chính Abqaiq của Arab Saudi tại vùng Vịnh.
Iran hay đồng minh, phiến quân Houthi tại Yemen đã bị cáo buộc một cách rộng rãi nhưng không chắc chắn là kẻ đứng sau vụ tấn công. Nhiều nhà máy đã bị tàn phá, lấy đi khoảng 5 triệu thùng dầu/ngày khỏi thị trường thế giới.
Tuy nhiên, thay vì tăng vọt, giá dầu đã giảm xuống mức thấp, được xác lập trước cuộc tấn công, và đang trong rủi ro tiếp tục giảm sâu.
Sau nhiều thập kỉ OPEC kiểm soát giá dầu, hiện tại thị trường mới là nhân tố điều tiết giá dầu, theo Financial Times.
Cuộc tấn công cơ sở Abqaiq không phải là gián đoạn duy nhất đối với nguồn cung.
Tổng thống Nicolás Maduro vẫn đang nắm quyền tại Venezuela, quốc gia có nguồn dự trữ dầu lớn nhất thế giới nhưng vẫn đang ghi nhận sản lượng giảm vì khủng hoảng, đặc biệt là tại công ty dầu mỏ quốc gia PDVSA.
Tháng 9, sản lượng dầu đạt 644.000 thùng/ngày, giảm 1,3 triệu thùng/ngày so với hai năm trước.
Xuất khẩu của Iran đang giảm, thấp hơn 2 triệu thùng/ngày so với mức xác lập vào tháng 4/2018, ngay trước khi đợt trừng phạt hiện tại của Mỹ bắt đầu. Xuất khẩu của Libya cũng bị ảnh hưởng trong vài năm bởi nội chiến.
Ngoài ra, một hệ thống hạn ngạch sản xuất đã được đặt ra nhằm hạn chế sản lượng không chỉ gồm các thành viên của OPEC mà một nhóm những nhà sản xuất tính cả Nga, Mexico và Kazakhstan. Tóm lại, thỏa htuận đã được hầu hết các bên kí kết tuân thủ.
Tuy nhiên, bất chấp những điều này, thông điệp của 4 tuần qua đã rất to và rõ ràng: thị trường không thiếu dầu. Mỗi lần nguồn cung bị giảm bởi vấn đề này hay vấn đề khác, các lựa chọn thay thế trở nên có sẵn.
Sau cuộc tấn công vào Abqaiq, ngay cả các nhà đầu cơ cũng tránh xa thị trường giao dịch dầu. Các quĩ phòng hộ, có thể được dự báo sẽ mua dầu và kéo giá lên tới 100 USD/thùng, đã bị phá nhiều lần.
Ảnh: AP/Financial Times.
Các sự kiện xoay quanh Abqaiq không chỉ khẳng định sức mạnh tức thì của nguồn cung, mà còn nhấn mạnh một thực tế là các tình huống có thể dẫn đến sự tăng giá bền vững rất khó xảy ra.
Cuộc tấn công đã không gây ra một cuộc chiến giữa Iran và Arab Saudi, sự kiện có thể đóng cửa eo biển Hormuz - tuyến đường vận tải dầu lớn nhất thế giới.
Những chuyến tàu chở dầu đã vận chuyển hơn 20 triệu thùng dầu thô Trung Đông/ngày, chủ yếu cho khách hàng ở châu Á, đã không bị ảnh hưởng.
Cả các nhà lãnh đạo của Cộng hòa Hồi giáo Iran và Arab Saudi đều không thể mạo hiểm bắt đầu một cuộc xung đột toàn diện.
Mỹ cũng vậy, đối với tất cả nhà hùng biện chống Iran của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đều không muốn tham gia vào một cuộc chiến khác ở Trung Đông một năm trước cuộc bầu cử tổng thống.
Kết quả là, sau một đợt tăng đột biến trong những ngày sau cuộc tấn công vào Abqaiq, giá dầu đã giảm xuống dưới 60 USD/thùng đối với dầu thô Brent và dưới 55 USD đối với dầu thô ngọt nhẹ Mỹ WTI.
Cơ sở Abqaiq có thể hoạt động trở lại hoàn toàn bình thường trong vài tuần và với thị trường vốn đã bị thừa cung, việc xuất khẩu của Arab Saudi phục hồi 100% sẽ đặt ra thách thức lớn cho OPEC.
Khi OPEC mất quyền lực trong ngành dầu
Để đạt được 70 USD/thùng, mục tiêu của hầu hết các thành viên OPEC, yêu cầu sẽ là giảm sản lượng toàn cầu thêm ít nhất 1 - 2 triệu thùng/ngày, ngay cả khi sản lượng từ Iran và sản xuất ở Venezuela vẫn bị hạn chế nghiêm trọng.
Thật khó để tìm được quốc gia nơi sản xuất sẽ sụt giảm.
Khi giá thấp, điều các doanh nghiệp sẽ làm là tăng sản xuất để tìm kiếm doanh thu, thay vì giảm.
Với kế hoạch mới nhằm bán cổ phần của Saudi Aramco, quốc gia Trung Đông sẽ khó thuyết phục các nhà đầu tư về việc đảm bảo trả cổ tức nếu bị buộc phải giảm sản lượng qui mô lớn khác.
Kết quả cuối cùng là thế giới đang tiến gần hơn bao giờ hết tới một thị trường mở tự do về dầu mỏ trong 50 năm qua.
Sự kết thúc của việc kiểm soát của OPEC sẽ khiến giá giảm. Tuy nhiên, đối với các quốc gia sản xuất, công ty và nhà đầu tư dầu quốc tế, một thị trường mở là một công thức cho sự biến động và không chắc chắn hơn nữa.
Ngành dầu có thể sẽ nhìn lại nửa thế kỉ nắm quyền của OPEC như một thời kì hoàng kim của sự ổn định.