|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá FIT điện gió đến hết năm 2023

21:26 | 12/11/2020
Chia sẻ
Bộ Công Thương đã đồng ý đề xuất này và đang lấy ý kiến của các cơ quan, đơn vị trước khi trình Thủ tướng dự thảo liên quan đến việc kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định (FIT) cho các dự án điện gió.

Bộ Công Thương mới đây có văn bản số 8159 về việc lấy ý kiến dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ về phương án giải quyết khó khăn trong đầu tư xây dựng các dự án điện gió.

Tại dự thảo báo cáo, Bộ Công Thương cho biết, trong thời gian qua, Bộ đã nhận được các báo cáo của UBND 10 tỉnh, Hiệp hội điện gió thế giới, phòng thương mại Châu Âu...đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng xem xét gia hạn thời hạn áp dụng cơ chế giá điện gió cố định tại Quyết định 39 cho các dự án vào vận hành thương mại đến năm 2022- 2023 (gia hạn 1-2 năm).

Nguyên nhân có do một số khó khăn, vướng mắc chủ yếu ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án điện gió.

Cụ thể, ngay sau thời điểm Quyết định 39 có hiệu lực (1/11/2018), hoạt động đăng kí đầu tư và bổ sung quí hoạch đối với các dự án điện gió mới và các dự án truyền tải để tiếp nhận, giải tỏa công suất bị ngừng trệ hơn một năm do chưa có các hướng dẫn thực hiện.

Đến ngày 2/12/2019, Chính phủ ban hành Nghị quyết 110, đồng ý bổ sung 7.000 MW điện gió cùng với các dự án truyền tải đấu nối và giải tỏa công suất vào danh mục phát triển tại Qui hoạch điện VII điều chỉnh.

Theo đó, thời gian phát triển các dự án điện gió cần khoảng 2-3 năm, trong đó, thời điểm đặt hàng, mua sắm thiết bị của dự án phải sớm trước khoảng 1,5 năm trước ngày vận hành, trong khi thời hạn hiệu lực còn lại của cơ chế giá điện cố định theo qui định tại Quyết định 39 không đủ để nhà đầu tư triển khai các hoạt động, chuẩn bị và thực hiện xây dụng dự án điện gió.

Bên cạnh đó, do dịch COVID-19 kéo dài toàn cầu đã và đang tác động đến nguồn cung cấp thiết bị điện gió.

Ngoài ra, các dự án điện gió trong qui hoạch phát triển tại các tỉnh khu vực Tây Nam Bộ hầu hết là các dự án trên biển, gần bờ. Các dự án trên biển sử dụng công nghệ và giải pháp kĩ thuật, thi công khác do với turbine lắp đặt trên bờ. Vì vậy yêu cầu về thời gian chuẩn bị dự án, thi công xây dụng dài hơn (trên bờ khoảng 2 năm, trên biển gần bờ khoảng 3-3,5 năm).

Đồng thời các qui định về xác định khu vực biển, cấp giấy pháp sử dụng khu vực biển khá phúc tạp, hiện chưa có qui định về xác định diện tích khu vực biển để tính tiền sử dụng khu vực biển...dẫn đến kéo dài thời gian và gia tăng chi phí đối với cá dự án trên biển.

Do đó, Bộ Công Thương cho rằng đề xuất của UBND các tỉnh về việc kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 là phù hợp với tình hình hiện nay, đảm bảo kịp thời huy động phát triển nguồn điện gió để cung cấp điện cho hệ thống.

Về giá mua bán điện gió cho cơ chế giá điện cố định áp dụng từ 1/11/2021, Bộ Công Thương cho biết bảng giá dự kiến như sau:

Kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá FIT điện gió đến hết năm 2023 - Ảnh 1.

Nguồn: Bộ Công Thương.

Đối với các dự án được cơ quan có thẩm quyền cho phép giãn tiến độ đầu tư và có ngày vận hành thương mại sau năm 2023, dự kiến áp dụng tỉ lệ giảm giá lũy kế theo tỉ lệ 2,5% sau mỗi quí, tính từ tháng 2/2024.

Theo Bộ Công Thương, việc kéo dài thời gian áp dụng cơ chế giá điện gió cố định sẽ tác động đối với chi phí huy động điện toàn hệ thống như giảm chi phí sản xuất của Tập đoàn iện lực Việt nam từu 103 - 1.35 triệu USD/năm trong giai đoạn 2020-2030; phát triển thị trường thiết bị, dịch vụ và vốn đầu tư nước ngoài cũng như thay thế một phần nguồn điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch và thực hiện cam kết về bảo vệ môi trường.

Do đó, Bộ Công Thương báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương kéo dài thời điểm áp dụng cơ chế giá điện cố định cho các dự án điện gió tại Quyết định 39 đến hết năm 2023.

Đồng thời giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp các Bộ, ngành tính toán giá mua bán điện áp dụng từ tháng 11/2021 đến hết tháng 12/2023 cho các dự án điện gió và thực hiện thủ tục sửa đổi, bổ sung các nội dung này tại Quyết định 39 theo qui định hiện hành, trình Thủ tướng xme xét, phê duyệt.

"Các cơ quan, đơn vị có ý kiến về dự thảo này, đề nghị gửi về Bộ Công Thương trước ngày 30/10 để Bộ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ", Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng cho biết tại văn bản 8159.


Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.

Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.

Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.

Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/

Như Huỳnh

Trước thềm Diễn đàn Đầu tư Việt Nam: Đầu tư thụ động trong bối cảnh vĩ mô không chắc chắn
Trong năm 2024, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn đang ở mức thấp. 4 ngân hàng quốc doanh có mức huy đông kỳ hạn 12 tháng đang ở mức 4,6%-5,0%. Trong khi đó thị trường trái phiếu, cũng như thị trường bất động sản đều chưa phục hồi, dẫn đến thiếu các kênh đầu tư tài chính hấp dẫn. Lượng tiền gửi trong ngân hàng đang ở mức cao nhất trong lịch sử đạt gần 6,84 triệu tỷ đồng vào tháng 7/2024.