IVS: NHNN sẽ nâng mặt bằng lãi suất kể từ 2023 trong kịch bản tích cực
NHNN sẽ nâng mặt bằng lãi suất kể từ 2023 trong kịch bản tích cực
Trong báo cáo về ngành ngân hàng mới công bố, Chứng khoán Đầu tư Việt Nam (IVS) kỳ vọng tích cực trong năm 2022 khi kinh tế Việt Nam có thể hồi phục sau đợt dịch này, đặc biệt sau khi phần lớn dân số đã được tiêm vắc xin và đạt được miễn dịch cộng đồng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng theo đó được dự báo ở mức 14% nhờ hồi phục các hoạt động kinh doanh, tiêu dùng.
Trong đó, yếu tố chính sách là một trong những nhân tố chính khiến IVS giữ quan điểm tích cực về ngành ngân hàng.
Kể từ năm 2020, Thông tư 01 đã được ban hành nhằm hỗ trợ tối đa các ngân hàng cũng như khách hàng. Các chỉ đạo về cắt giảm lãi suất hay sửa đổi Thông tư 01 bằng Thông tư 03, xuyên suốt hai năm giúp các ngân hàng “dễ thở” hơn trong hoạt động xử lý nợ xấu đột ngột tăng cao.
"Trong bối cảnh dịch bệnh rất khó kiểm soát tốt và kinh tế hoạt động cầm chừng như hiện tại, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) sẽ nâng mặt bằng lãi suất kể từ năm 2023 trong kịch bản tích cực khi COVID-19 đã được kiểm soát tốt trên toàn cầu cũng như Việt Nam đạt được miễn dịch cộng đồng", theo IVS.
Ngành ngân hàng sẽ bứt tốc trong quý IV
Đi vào cụ thể hơn, IVS nhận định rằng với ảnh hưởng kéo dài của dịch bệnh, kết quả kinh doanh quý III/2021 của ngành ngân hàng sẽ có phần chững lại.
Tuy nhiên, với kỳ vọng dịch bệnh sẽ sớm được kiểm soát trong đầu tháng 9 cùng tiến độ tiêm vắc xin được đẩy mạnh, IVS dự báo toàn ngành sẽ có quãng bứt tốc cùng mùa cao điểm trong quý IV giúp tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn nền tinh tế đạt 9 - 10% cho cả năm 2021.
Trong đó, IVS dự báo khối ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) niêm yết sẽ tăng trưởng tín dụng trung bình 15%. Về mặt lợi nhuận, sẽ tiếp tục có sự phân hóa giữa các nhóm ngân hàng quốc doanh, nhóm TMCP dẫn đầu và nhóm TMCP nhỏ.
Cụ thể, với quy mô nhỏ cùng tập khách hàng tập trung giúp nhóm TMCP nhỏ dễ dàng mở rộng quy mô tín dụng so với tổng tài sản và do đó đạt tốc độ tăng trưởng tích cực.
Ngược lại, nhóm ngân hàng quốc doanh lại là nhóm chịu áp lực từ nhiều phía do đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng và giảm lãi suất theo chỉ đạo của NHNN; kém linh động hơn về số hóa, độ phủ chi nhánh lớn khiến chi phí hoạt động vẫn ở mức cao; biến động nhân sự cấp cao...
Trong khi đó, ở nhóm giữa, các ngân hàng TMCP có số dư nợ từ 200.000 - 400.000 tỷ đồng như Techcombank, MB, VPBank, VIB, Sacombank được cho cũng có sự phân hóa nhất định.
Biên lãi ròng (NIM) toàn ngành trong nửa cuối năm được IVS dự báo giảm trung bình 0,2 đến 0,3 điểm % do các gói hỗ trợ cắt giảm lãi suất cùng với dư địa giảm chi phí huy động không còn nhiều.
Ở khía cạnh dự phòng, chi phí dự phòng của các ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng lớn vẫn đang duy trì nền cao và tăng trích lập cho các khoản nợ xấu phát sinh cũng như trích lập theo lộ trình Thông tư 03.
"Với những gì đang diễn ra đến thời điểm hiện tại, một số ngân hàng sẽ phải tăng trích lập dự phòng trong thời gian tới do nợ xấu phát sinh, hoạt động kinh doanh tiêu dùng bị ảnh hưởng do dịch bệnh kéo dài", theo IVS.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/