|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

ISO: Nhu cầu sử dụng đường toàn cầu tăng cao trong niên vụ 2017-2018

16:54 | 27/11/2017
Chia sẻ
Tổ chức đường Thế giới (ISO) dự báo việc sử dụng đường toàn cầu tăng 1,7%, cao hơn mức tăng 1,41% trong niên vụ 2016-2017 và thấp hơn mức tăng 1,9% trong niên vụ 2015-2016.
iso nhu cau su dung duong toan cau tang cao trong nien vu 2017 2018

Theo báo cáo quí mới nhất của ISO, trong niên vụ 2017-2018, dự báo sử dụng đường toàn cầu tăng 1,7%, cao hơn mức tăng 1,41% trong niên vụ 2016-2017 và thấp hơn mức tăng 1,9% trong niên vụ 2015-2016.

Sản xuất đường tăng ở các nước nhập khẩu (cao hơn vụ trước gần 6,43 triệu tấn) sẽ trang trải toàn bộ sự tăng trưởng tiêu dùng (2,54 triệu tấn). Đánh giá của ISO cũng cho thấy nhu cầu nhập khẩu toàn cầu giảm 2,57 triệu tấn.

Cũng trong niên vụ trên, tiêu dùng đường toàn cầu ở mức 174,41 triệu tấn, dự báo tăng 1,71% (trung bình 5 năm qua là 1,66%). Đặc biệt, dự báo Xích đạo và Nam Phi có mức tăng trưởng tiêu dùng cao nhất khi tăng 3,87% so niên vụ trước, nhưng tiêu dùng của khu vực này chỉ chiếm 7% tổng số tiêu dùng toàn thế giới.

Nơi tiêu thụ đường lớn nhất, chiếm tới 23% tiêu dùng thế giới vẫn là khu vực Viễn Đông và Châu Đại Dương được dự báo có mức tăng trưởng tiêu dùng cao hơn mức trung bình của thế giới. Khu vực này chịu trách nhiệm đối với một nửa tổng mức tăng sử dụng đường toàn cầu trong niên vụ hiện nay. Dự báo tăng trưởng tiêu dùng là 2,7% từ 38,45 triệu tấn vụ trước lên khoảng 39,5 triệu tấn vụ 2017-2018.

Nhu cầu nhập khẩu đường giảm

Theo đánh giá của ISO, báo sản lượng của các nước nhập khẩu tăng 6,43 triệu tấn, trong khi dự báo tiêu dùng chỉ tăng 2,54 triệu tấn sẽ làm giảm thâm hụt danh nghĩa gần 4 triệu tấn trong niên vụ 2017-2018 của các nước nhập khẩu. Ngoài ra, một số nước nhập khẩu có thể giải phóng dự trữ để giảm nhu cầu nhập khẩu hơn nữa. Theo đó, ISO dự báo nhập khẩu thế giới niên vụ 2017-2018 khoảng 57,47 triệu tấn, thấp hơn mức trên 60 triệu tấn trong niên vụ 2016-2017.

Tổ chức đường Thế giới cũng dự đoán, các nước là EU (2,082 triệu tấn), Trung Quốc (335.000 tấn) và Campuchia (322.000 tấn) sẽ giảm nhập khẩu so với năm trước. Riêng Mỹ có thể tăng nhập khẩu ở mức 445.000 tấn. Với các quốc gia khác, sự thay đổi về nhập khẩu sẽ không vượt quá 250.000 tấn so với năm trước và cân đối lẫn nhau.

ISO cũng cho biết giá đường thô giao ngay (the ISA daily price) trung bình trong tháng 8 khoảng 14,37cents/lb (cent/pound); tháng 9 là14,39 cents/lb; tháng 10 ở mức 14,34 cents/lb. Giá đường trắng (the ISO white sugar price index) thay đổi trong khoảng 359,05 – 397,55 USD/tấn.

Chênh lệch danh nghĩa giữa giá đường trắng và đường thô (the differential between “the ISO white sugar price index” and “the ISA daily price”) trong tháng 9 là 54,67 USD/tấn, trong nửa đầu tháng 11 khoảng 61,07 USD/tấn. Trung bình 3 năm qua chênh lệnh ở mức 85,43 USD/tấn. Sự chênh lệch vẫn không có sự hồi phục đáng kể do trong niên vụ 2017-2018 dự báo thị trường có thêm lượng xuất khẩu lớn đường trắng từ EU, Pakistan và Nga.

Bảng công bố điều chỉnh lần đầu dự báo cân đối cung cầu đường thế giới (đường các loại) niên vụ 2017-2018 của ISO vào tháng 11/2017 (đơn vị: triệu tấn, đường các loại).

Đvt

2017 - 2018

2016 - 2017

Tăng/ giảm (+/-)

Số lượng

%

Sản xuất

Tr.tấn

179,448

168,373

+11,075

+6,58

Tiêu dùng

Tr.tấn

174,414

171,478

+2,936

+1,71

Dư thừa/thiếu hụt

Tr.tấn

+5,034

-3,105

Nhu cầu nhập khẩu

Tr.tấn

57,467

60,040

-2,573

-4,29

Khả năng xuất khẩu

Tr.tấn

61,094

60,095

+0,999

+1,66

Tồn kho cuối kỳ

Tr.tấn

89,618

88,211

+1,407

+1,60

Tỉ lệ tồn kho/tiêu dùng

%

51,38

51,44

Tuệ An