Tổng Giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Christine Lagarde ngày 7/9 đã kêu gọi tăng tỷ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh dân số châu Á đang ngày càng già hóa.
Trong 20 năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á bùng nổ, tốc độ tăng trưởng trung bình của các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á đạt 6,8%/năm, cao hơn các khu vực khác.
Quỹ Tiền tệ Quốc tệ (IMF) đã kêu gọi Trung Quốc nâng cao hơn nữa mục tiêu cắt giảm công suất dư thừa trong ngành công nghiệp thép và than đá của nước này. Đồng thời đưa thêm các nhà máy sử dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho biết đồng USD đã được định giá quá cao, khoảng từ 10% đến 20%, so với các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế Mỹ trong thời gian gần đây.
Số liệu được công bố trong tuần tới có thể sẽ khẳng định nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) đang “nóng” về tăng trưởng, sau khi IMF nâng dự báo tăng trưởng kinh tế của khu vực.
IMF cho biết tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ trong năm nay và năm 2018 sẽ chỉ đạt 2,1%, giảm tương ứng 0,2% và 0,4% so với dự báo đưa ra hồi tháng 4 vừa qua
Moody's đã nâng mức xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Hy Lạp từ Caa3 lên Caa2 sau khi các nước Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) nới rộng "đai an toàn" cho nước này.
Phát biểu với CNBC, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Christine Lagarde cho rằng việc dự kiến rời bỏ Liên minh châu Âu (EU) sẽ tốt cho kinh tế Anh chứ không phải là một sự "sụp đổ".
Theo một quan chức cấp cao của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), sự thiếu rõ ràng về quy mô chính sách kích thích tài chính của Mỹ và tốc độ tăng trưởng nhanh tín dụng nội địa của Trung Quốc là những rủi ro đang bủa vây triển vọng phát triển của nền kinh tế châu Á.
Liên minh châu Âu (EU) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) sẽ nhóm họp vào ngày thứ Hai (22/5) để thảo luận về thỏa thuận xóa nợ đối với Hy Lạp. Nếu đạt được thỏa thuận này, Hy Lạp dự định sẽ quay trở lại thị trường tài chính vào năm 2018.