|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Giám đốc IMF: Kinh tế đang phục hồi tại hầu hết các quốc gia trên thế giới

17:08 | 06/10/2017
Chia sẻ
Bà Christine Lagarde, người đứng đầu Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), phát biểu trong ngày thứ Năm (5/10) rằng, sự phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn luôn được chờ đợi đang diễn ra, và trong 3 quý đầu năm, thế giới đã chứng kiến nền kinh tế tăng trưởng mạnh nhất kể từ đầu thập kỷ .
giam doc imf kinh te dang phuc hoi tai hau het cac quoc gia tren the gioi
Giám đốc quản lý IMF, Christine Lagarde.

Trong bài phát biểu tại trường Kennedy School of Government của Harvard, Giám đốc quản lý của IMF Christine Lagarde gợi ý rằng, cơ quan tài chính đại diện 189 quốc gia sẽ nâng triển vọng đối với tăng trưởng toàn cầu khi công bố dự báo mới nhất trong tuần tới.

Trong tháng 7, IMF dự đoán rằng tăng trưởng toàn cầu sẽ đạt 3,6% trong năm 2018, mức tăng nhanh nhất kể từ năm 2011, và một dấu hiệu đáng mừng khi kinh tế toàn cầu đã vượt qua giai đoạn trì trệ sau đại suy thoái diễn ra trong giai đoạn 2007 – 2009.

Theo AP, giá hàng hóa phục hồi sau khi giảm trong năm 2014 và 2015, kéo tăng trưởng đi lên tại nhiều quốc gia đang phát triển. Niềm tin cũng quay trở lại châu Âu, khu vực gặp khó khăn với nợ công cao và sự suy yếu của các ngân hàng.

Tuy nhiên, bà Lagarde cho biết sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu đang bỏ nhiều quốc gia lại phía sau và khiến khoảng cách thu nhập giữa giàu – nghèo gia tăng. Bà cũng thúc giục các quốc gia tận dụng lợi thế của những điều kiện phục hồi để áp dụng những cải cách có thể gia tăng tăng trưởng, như đấu tranh chống tham ô và mở rộng chương trình chăm sóc trẻ em để thu hút phụ nữ tham gia vào thị trường lao động.

“Những cải cách mang lại hiệu quả lớn hơn và dễ dàng triển khai hơn khi các nền kinh tế trong tình trạng tốt”, bà Lagarde nói.

Lyly Cao

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.