IMF: Mỹ và Trung Quốc đối mặt những thách thức kinh tế khác nhau
Ngày 11/10, Giám đốc Tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Vitor Gaspar cho biết, cả Mỹ và Trung Quốc đều cần phải thực hiện những thay đổi lớn để đưa nợ trung hạn và thâm hụt ngân sách của mình đi theo con đường bền vững.
Trong một cuộc phỏng vấn mới đây với hãng tin Reuters, ông Gaspar nói rằng việc tiếp tục đi theo đường hướng chính sách tài chính dự kiến sẽ gây khó khăn cho hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Nợ của Mỹ và Trung Quốc dự kiến sẽ tăng sau hai năm giảm, khi đà tăng trưởng hậu COVID-19 chậm lại.
Ông Gaspar nói: “Nếu nhìn vào chính xác những gì đang dẫn dắt hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy một bức tranh gồm thâm hụt ngân sách lớn và dai dẳng ở mức tương đương 6% - 7% GDP cho đến năm 2028. Tăng trưởng chậm lại và triển vọng trung hạn là yếu nhất đối với cả hai nước".
Báo cáo Giám sát tài chính của IMF, công bố vào ngày 2/10, cho thấy tổng tỷ lệ nợ công và nợ tư nhân trên GDP của Mỹ và Trung Quốc đã ở mức khoảng 270%.
Ông Gaspar cho biết, thách thức đối với Mỹ là thâm hụt ngân sách ngày càng cao. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự đoán thâm hụt của Mỹ sẽ đạt đến mức như thời đại dịch vào cuối thập kỷ này mà không cần thay đổi luật thuế và chi tiêu, dẫn đến chi phí chăm sóc sức khỏe, lương hưu và lãi vay tăng cao. Ông nói: “Với tốc độ dự kiến, nợ công ở Mỹ sẽ ở mức tương đương hơn 140% GDP vào cuối thập kỷ này, so với mức 110% GDP vào năm 2022".
Gaspar cho biết, để khắc phục vấn đề này, Mỹ sẽ cần đưa ra những lựa chọn khó khăn, bao gồm tăng thuế đối với những cá nhân giàu có, chấm dứt việc giảm thuế đối với sản xuất nhiên liệu hóa thạch và tăng hoặc loại bỏ giới hạn thu nhập đối với thuế An sinh xã hội. Ông lưu ý rằng quy trình ngân sách của Mỹ bị phá vỡ, dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính không cần thiết, đồng thời cho biết thêm rằng nước này nên loại bỏ trần nợ và áp dụng các quy tắc ngân sách mạnh mẽ hơn, với vai trò lớn hơn của CBO.
Trong khi đó, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức khác nhau, trong đó lớn nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Ông Gaspar cho biết, Chính phủ Trung Quốc cần chú ý hơn đến nợ ngày càng tăng ở cấp chính quyền địa phương đồng thời nỗ lực giảm sự phụ thuộc lâu dài của đất nước vào lĩnh vực bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng trưởng.
Ông nói thêm rằng, Trung Quốc cần một mô hình tăng trưởng mới để chuyển từ xuất khẩu và đầu tư sang nhu cầu trong nước, đồng thời điều này sẽ đòi hỏi một mạng lưới an sinh xã hội rộng rãi hơn để người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn với giảm bớt khoản tiết kiệm dự phòng.
Theo ông Gaspar, Trung Quốc hiện đang làm chủ được sự đổi mới trong lĩnh vực xe điện và các sản phẩm năng lượng thay thế, và điều đó có thể góp phần hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế của nước này.
Ông Gaspar nói: “Nếu nhìn vào chính xác những gì đang dẫn dắt hai nền kinh tế Mỹ và Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy một bức tranh gồm thâm hụt ngân sách lớn và dai dẳng ở mức tương đương 6% - 7% GDP cho đến năm 2028. Tăng trưởng chậm lại và triển vọng trung hạn là yếu nhất đối với cả hai nước".
Báo cáo Giám sát tài chính của IMF, công bố vào ngày 2/10, cho thấy tổng tỷ lệ nợ công và nợ tư nhân trên GDP của Mỹ và Trung Quốc đã ở mức khoảng 270%.
Ông Gaspar cho biết, thách thức đối với Mỹ là thâm hụt ngân sách ngày càng cao. Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự đoán thâm hụt của Mỹ sẽ đạt đến mức như thời đại dịch vào cuối thập kỷ này mà không cần thay đổi luật thuế và chi tiêu, dẫn đến chi phí chăm sóc sức khỏe, lương hưu và lãi vay tăng cao. Ông nói: “Với tốc độ dự kiến, nợ công ở Mỹ sẽ ở mức tương đương hơn 140% GDP vào cuối thập kỷ này, so với mức 110% GDP vào năm 2022".
Gaspar cho biết, để khắc phục vấn đề này, Mỹ sẽ cần đưa ra những lựa chọn khó khăn, bao gồm tăng thuế đối với những cá nhân giàu có, chấm dứt việc giảm thuế đối với sản xuất nhiên liệu hóa thạch và tăng hoặc loại bỏ giới hạn thu nhập đối với thuế An sinh xã hội. Ông lưu ý rằng quy trình ngân sách của Mỹ bị phá vỡ, dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính không cần thiết, đồng thời cho biết thêm rằng nước này nên loại bỏ trần nợ và áp dụng các quy tắc ngân sách mạnh mẽ hơn, với vai trò lớn hơn của CBO.
Trong khi đó, Trung Quốc phải đối mặt với những thách thức khác nhau, trong đó lớn nhất là tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại. Ông Gaspar cho biết, Chính phủ Trung Quốc cần chú ý hơn đến nợ ngày càng tăng ở cấp chính quyền địa phương đồng thời nỗ lực giảm sự phụ thuộc lâu dài của đất nước vào lĩnh vực bất động sản và đầu tư cơ sở hạ tầng để tăng trưởng.
Ông nói thêm rằng, Trung Quốc cần một mô hình tăng trưởng mới để chuyển từ xuất khẩu và đầu tư sang nhu cầu trong nước, đồng thời điều này sẽ đòi hỏi một mạng lưới an sinh xã hội rộng rãi hơn để người tiêu dùng có thể chi tiêu nhiều hơn với giảm bớt khoản tiết kiệm dự phòng.
Theo ông Gaspar, Trung Quốc hiện đang làm chủ được sự đổi mới trong lĩnh vực xe điện và các sản phẩm năng lượng thay thế, và điều đó có thể góp phần hỗ trợ quá trình phát triển kinh tế của nước này.
11-10-2023
Theo TTXVN
Copy link
Link bài gốc
https://news.vnanet.vn/?created=7%20day&servicecateid=1000&scode=1&qcode=17