|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

IFC: Thương mại điện tử Đông Nam Á có thể tăng mạnh nếu có sự tham gia nhiều hơn của nữ giới

21:23 | 28/05/2021
Chia sẻ
Báo cáo mới đây của Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) cho thấy, thị trường thương mại điện tử của Đông Nam Á có thể tăng hơn 260 tỷ USD vào năm 2030 nếu các sàn mua sắm trực tuyến lớn hành động mạnh mẽ hơn nữa để khuyến khích và tạo điều kiện cho các nữ doanh nhân.
IFC: Thương mại điện tử Đông Nam Á có thể tăng mạnh nếu có sự tham gia nhiều hơn của nữ giới - Ảnh 1.

Mua sắm trên các trang thương mại điện tử. (Ảnh: Tạp chí tài chính).

Amy Luinstra, Quản lý chương trình về bình đẳng giới của IFC khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho biết, tính "ẩn danh" của thương mại điện tử đã làm giảm nhiều rào cản mà phụ nữ phải đối mặt khi gia nhập thị trường này và mang lại cho họ cơ hội phát triển mạnh trong các lĩnh vực mới. 

Tuy nhiên, nhiều sự bất bình đẳng mà phụ nữ phải đối mặt trong thị trường bán lẻ truyền thống đã "tràn vào thế giới ảo", chẳng hạn như đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn vốn.

Bà Luinstra kêu gọi các công ty thương mại điện tử lớn hành động mạnh mẽ hơn để hỗ trợ các nhà cung cấp hàng hóa là phụ nữ và giúp họ nắm bắt cơ hội thị trường. Điều đó bao gồm mở rộng khả năng tiếp cận tài chính cho phụ nữ, cung cấp đào tạo và khuyến khích họ tham gia vào các lĩnh vực có giá trị cao hơn như điện tử.

Phát biểu của bà Luinstra đi ngược lại bối cảnh của đại dịch COVID-19, vốn được cho là khiến phụ nữ rơi vào tình thế bất lợi.

Báo cáo của IFC, dựa trên dữ liệu đối chiếu từ trang thương mại điện tử Lazada ở Đông Nam Á, cho thấy phụ nữ đã đạt được bình đẳng giới trong thương mại điện tử vào năm 2019. 

Tuy vậy, ngay cả với sự gia tăng của lĩnh vực thương mại điện tử trong năm qua, các nhiệm vụ đi kèm và sự hạn chế về thời gian mà phụ nữ phải đối mặt đã khiến sự tiến bộ này phải "lùi lại một bước".

Minh Trang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.