ICO: Giá cà phê Robusta và Arabica biến động trái chiều trong tháng 4
Chỉ số giá tổng hợp ICO trung bình giảm 0,4% xuống 112,56 USD cent/pound trong tháng 4, ghi nhận tháng giảm thứ 3 liên tiếp. Chỉ số giá tổng hợp hàng ngày hầu như duy trì ở dưới ngưỡng 114 USD cent/pound, trừ hai ngày cuối của tháng 4, dao động trong khoảng 110,9 – 113,71 USD cent/pound. Tuy nhiên, chỉ số đã tăng lên 114,66 USD cent/pound trong ngày 27/4, và lên tới 114,73 USD hôm 30/4.
Theo đó, giá của cả ba nhóm cà phê Arabica đều giảm trong tháng 4, với mức giảm lớn nhất được ghi nhận ở nhóm cà phê Arabica Brazil, giảm 0,9% xuống 118,76 USD cent/pound. Nhóm cà phê Arabica từ các quốc gia khác giảm ít hơn, 0,5% xuống 134,34 USD cent/pound; còn nhóm cà phê Arabica Colombia chỉ giảm 0,1% xuống 139,29 USD cent/pound với đà giảm bị hạn chế bởi kỳ vọng sản lượng tại Colombia sẽ thấp hơn trong năm mùa vụ 2017 – 2018.
Vì vậy, chênh lệch về giá giữa nhóm cà phê Arabica Colombia và nhóm cà phê Arabica từ các quốc gia khác tăng 12% lên trung bình 4,95 USD cent/pound.
Ngược lại, giá cà phê Robusta trung bình hàng tháng tăng 0,1% lên 88,31 USD cent/pound, phản ánh tình trạng nguồn cung bị thắt chặt trong ngắn hạn trước khi vụ mùa cà phê Robusta mới tại Brazil được tung ra thị trường.
Mức chênh lệch trung bình giữa giá cà phê giao trên hai sàn New York và London trong tháng 4 giảm 2,4% xuống 40,81 USD cent. Trong khi biến động trong ngày của chỉ số giá tổng hợp ICO giảm 0,3 điểm % xuống 4%.
Báo cáo cũng chỉ ra, sản lượng toàn cầu trong năm mùa vụ 2017 – 2018 dự kiến đạt 159,66 triệu bao, tăng 1,2% so với năm ngoái. Trong đó, sản lượng từ Nam Mỹ dự báo giảm 6,1% xuống 70,59 triệu bao, tuy nhiên, sản lượng từ các khu vực còn lại sẽ giúp bù đắp sự sụt giảm này. Sản xuất tại châu Phi ước tăng 3,2% lên 17,66 triệu bao; châu Á và châu Đại Dương tăng 10% lên 49,49 triệu bao; Mexico và Trung Mỹ tăng 7,1% lên 21,92 triệu bao.
Bên cạnh đó, tổng khối lượng xuất khẩu trong tháng 3 giảm 0,9% xuống 10,81 triệu bao so với cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu là do sự sụt giảm xuất khẩu của nhóm cà phê Arabica Colombia. Trong giai đoạn tháng 10/2017 – tháng 3/2018, trừ tháng 2, xuất khẩu đều ghi nhận giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Chỉ tính riêng lượng xuất khẩu thấp trong tháng 3 cũng đủ để dẫn tới sự sụt giảm 0,6% xuống 59,96 triệu bao trong 6 tháng đầu mùa vụ cà phê 2017 – 2018.
Cụ thể, xuất khẩu của nhóm cà phê Arabica Colombia giảm 11,5% xuống 1,16 triệu bao trong tháng 3, và giảm 10,1% xuống 7,34 triệu bao trong 6 tháng đầu mùa vụ 2017 – 2018. Nguyên nhân là vì sản lượng giảm tại Colombia vì lượng mưa lớn ảnh hưởng tới sản xuất trong nay, được dự báo là đạt 14 triệu bao. Sản lượng trong nửa đầu năm 201 7 – 2018 đạt 7,32 triệu bao, , giảm 81% so với năm ngoái, theo Liên hiệp những người trồng cà phê quốc gia tại Colombia.
Xuất khẩu của nhóm cà phê Arabica từ các quốc gia khác cũng giảm 1,3% xuống 2,49 triệu bao trong tháng 3, nhưng ghi nhận tính trong tháng 6 đầu năm mùa vụ, khối lượng xuất khẩu của nhóm đã tăng 5,8% so với cùng kỳ năm ngoái lên 12,49 triệu bao.
Nhóm cà phê Arabica Brazil cũng ghi nhận giảm 6,8% trong tháng 3 xuống 2,68 triệu bao, và giảm 2,2% trong 6 tháng đầu mùa vụ 2017 – 2018 xuống 18,14 triệu bao.
Trong khi đó, so với tháng 3/2017, xuất khẩu cà phê Robusta tăng 6,7% lên 4,48 triệu bao trong tháng 3/2018. Trong giai đoạn tháng 10/2017 – tháng 3/2018, khối lượng xuất khẩu tăng 0,9% lên 21,99 triệu bao. Xuất khẩu tại Việt Nam ước tăng 31,9% lên 3,3 triệu bao trong tháng 3, và tăng 15,5% lên 14,46 triệu bao trong năm 6 tháng đầu năm mùa vụ năm nay.
Mặc dù, khối lượng xuất khẩu tại uganda lại giảm 18,7% xuống 0,33 triệu bao trong tháng 3, nhưng trong 6 tháng đầu năm 2017 – 2018 khối lượng xuất khẩu tăng 3,7% lên 2,34 triệu bao.