HSC: VPBank sẽ trích lập hơn 1.500 tỷ đồng dự phòng trong 3 tháng cuối năm
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) |
Gánh nặng trích lập dự phòng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận trong tương lai
Theo báo cáo phân tích của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), tỷ lệ nợ xấu cao ở mức 3,1% trong khi hệ số dự phòng (LLR) lại rất thấp là 49,5%, cho thấy có một số rủi ro trong mô hình hoạt động của VPBank.
Tính đến 30/9/2017, tỷ lệ nợ xấu tăng 27% so với đầu năm lên 5.125 tỷ đồng chủ yếu là từ FE Credit. Trong tổng nợ xấu của VPBank, HSC ước tính có 3.290 tỷ đồng là từ Ngân hàng mẹ, bằng 2,6% tổng dư nợ Ngân hàng mẹ và bằng 64% tổng nợ xấu hợp nhất. Còn lại 36% là từ FE Credit với nợ xấu là 1.836 tỷ đồng (giảm 4,7% so với đầu năm) và bằng 4,45% tổng dư nợ của công ty này.
Trong kỳ, VPBank đã xóa 4.751 tỷ đồng nợ xấu, trong đó ngân hàng mẹ xóa nợ là 1.071 tỷ đồng (bằng 33% tổng số nợ xấu được xóa) và còn lại 3.680 tỷ đồng là từ FE Credit (bằng 77% tổng số nợ xấu được xóa).
Tổng giá trị trái phiếu VAMC gần như giữ nguyên ở 4.210 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 9/2017; bằng 2,5% tổng dư nợ. Hệ số LLR cho nợ nhóm 3-5 hiện là 49,5% , vẫn thấp hơn mức bình quân các ngân hàng niêm yết. Theo đó HSC cho rằng gánh nặng trích lập dự phòng có thể sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng trong tương lai.
Trong quý III, chi phí dự phòng tăng 34% so với cùng kỳ lên 6.319 tỷ đồng. Hiện ngân hàng không công bố thông tin về cơ cấu chi phí dự phòng, nhưng theo HSC phần lớn là chi phí trích lập cho các khoản cho vay khách hàng, tổng cộng là 5.387 tỷ đồng (tăng 34,9% so với cùng kỳ). Cụ thể, có 205 tỷ đồng là chi phí dự phòng chung (tăng 71% so với cùng kỳ) do tăng trưởng tín dụng tăng tốc mạnh và 5.182 tỷ đồng là dự phòng cụ thể (tăng 33,7%) do nợ xấu mới tăng lên.
Dựa trên số liệu thu thập được, HSC ước tính 69% chi phí dự phòng là trích lập cho các khoản cho vay khách hàng tại FE Credit, tương đương 3.718 tỷ đồng.
Dự kiến trong những tháng cuối năm, VPBank sẽ trích lập thêm 700 tỷ đồng cho trái phiếu VAMC và 844 tỷ đồng dự phòng nợ xấu thông thường để giảm tỷ lệ nợ về dưới 3%.
NIM của VPBank là bao nhiêu?
HSC nhận định tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) của VPBank có xu hướng tăng và hiện ở mức cao nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần, ở mức 9,62%. Cùng kỳ năm ngoái NIM của ngân hàng chỉ khoảng 7,36%.
HSC cho rằng, các yếu tố tích cực như chỉ số huy động/cho vay (LDR) tăng cùng với tăng trưởng mạnh của cho vay tiêu dùng trong 9 tháng đầu năm là những nguyên nhân chính kéo tỷ lệ NIM tăng lên.
Xét về cơ cấu các tài sản sinh lãi, tỷ trọng tài sản cho lợi suất cao hơn như cho vay khách hàng tăng lên, từ 67,9% vào cuối năm 2016 lên 72,28% vào cuối tháng 9/2017. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư trái phiếu giảm nhẹ xuống 25,1%, tương đương 58.250 tỷ đồng (cuối năm 2016 là 27,7%). Cùng với đó, tỷ trọng cho vay liên ngân hàng (cho lợi suất thấp nhất) giảm xuống 2,61% so với mức 4,42% vào cuối năm ngoái.
Trong 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng của VPBank đạt 29% trong đó cho vay tiêu dùng là động lực tăng trưởng chính với tín dụng của FE Credit tăng 28,3% và đóng góp 24,6% tổng dư nợ hợp nhất.
Lợi nhuận năm 2018 ước đạt 8.766 tỷ đồng
Năm 2018, HSC dự báo lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 8.766 tỷ đồng, tăng 23% so với dự kiến thực hiện năm 2017. Trong đó, lợi nhuận Ngân hàng mẹ tăng trưởng 22,9% và đạt 6.413 tỷ đồng còn của FE Credit tăng trưởng 19,1% và đạt 3.781 tỷ đồng.
Bảng tổng hợp dự báo kết quả kinh doanh của VPBank - Đvt: tỷ đồng (Nguồn: HSC) |
Theo ước tính của HSC, cho vay khách hàng tại ngân hàng mẹ tăng 18% và tại FE Credit tăng 28%. Tỷ lệ NIM của ngân hàng mẹ giảm xuống 4,28% và của FE Credit giảm xuống 21,2% do áp lực cạnh tranh gia tăng. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mẹ và FE Credit lần lượt là 2,7% và 5%.
9 tháng VPBank lãi trên 5.600 tỷ đồng, đẩy nhanh tiến độ áp dụng Basel II
Hầu hết chỉ tiêu kinh doanh của VPBank trong 9 tháng đầu năm 2017 đều tăng trưởng mạnh. Với số vốn thu được từ phát ... |