|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Hàng hóa

Hợp tác với Đan Mạch, Việt Nam sẽ vươn lên cường quốc chăn nuôi lợn

12:21 | 06/09/2018
Chia sẻ
Ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, việc ký kết với các đối tác phát triển về giống, công nghệ như Đan Mạch, sẽ giúp Việt Nam phát triển ngành chăn nuôi lợn hàng đầu khu vực và thế giới.
hop tac voi dan mach viet nam se vuon len cuong quoc chan nuoi lon Tái đàn chăn nuôi lợn ở Hà Tĩnh: Cẩn trọng kẻo dẫm lên vết xe đổ!
hop tac voi dan mach viet nam se vuon len cuong quoc chan nuoi lon
Công nghệ giống, chuồng trại, chế biến của Đan Mạch sẽ giúp ngành chăn nuôi Việt Nam cải thiện năng suất, nâng cao giá trị gia tăng.

Chiều 5/9, với sự chủ trì của Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam, sáu công ty của nước này (Skiod, Munter, Tornordic, Danbred, Vilomix, Haarslev) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Tân Long của Việt Nam, nhằm cung cấp thiết bị, công nghệ…trọn gói về chăn nuôi lợn, chế biến gạo. Được biết, giá trị lên đến hàng chục triệu Euro.

Ông Kim Hojlund Christensen, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam cho biết, cả 6 đối tác của Tân Long đều là những nhà cung ứng công nghệ, giải pháp theo phương pháp chìa khóa trao tay nổi tiếng trên thế giới. Các lĩnh vực được các tập đoàn này có thể mạnh là cung cấp trang thiết bị cho trang trại chăn nuôi lợn, xử lý ngũ cốc, giải pháp cho nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi, cung cấp giống heo, chương trình dinh dưỡng, nhà máy giết mổ, chế biến và nhà máy bột thịt xương.

Trong khi đó, ông Nguyễn Xuân Dương, Quyền Cục trưởng Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 10 năm qua, sản lượng thịt của Việt Nam tăng 3 lần, thức ăn chăn nuôi công nghiệp tăng 14 lần. Đặc biệt, ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi Việt Nam hiện đạt sản lượng 22 triệu tấn, đứng đầu các nước ASEAN, xếp thứ 10 trên thế giới.

Theo ông Dương, Đan Mạch là quốc gia hàng đầu về cung cấp giống lợn, dinh dưỡng chăn nuôi, thiết bị, công nghệ chuồng trại, chế biến… “Và quan trọng nhất là kinh nghiệm quản trị trại của họ, Việt Nam rất cần. Hợp tác với Đan Mạch, không chỉ ở vai trò khách hàng mà còn là đối tác, cùng hội, cùng thuyền, cùng phát triển”- ông Dương nói.

Lãnh đạo Cục Chăn nuôi cho biết thêm, Việt Nam có khoảng 3 triệu hộ nuôi lợn, 7 triệu hộ nuôi gia cầm. Chăn nuôi lợn của Việt Nam đứng thứ 4 thế giới, nhưng do năng suất còn thấp nên sản lượng đứng thứ 6 thế giới. Đan Mạch chỉ 1 triệu lợn nái, trong khi Việt Nam khoảng 4 triệu nái nhưng cũng chỉ cung cấp khoảng 30 triệu con lợn thịt. “Do vậy, từ việc ký kết, hợp tác với Đan Mạch về giống, công nghệ…sẽ giúp Việt Nam có thể thành cường quốc nuôi lợn hàng đầu khu vực”- ông Dương nói.

hop tac voi dan mach viet nam se vuon len cuong quoc chan nuoi lon
6 tập đoàn đa quốc gia của Đan Mạch ký kết thỏa thuận hợp tác với Tập đoàn Tân Long của Việt Nam với giá trị hàng chục triệu Euro.

Nhắc lại đợt khủng hoảng giá lợn năm ngoái chỉ với 20-25 nghìn đồng/kg khiến người nuôi thua lỗ nặng, ông Dương cho biết, hiện giá đã lên 49-50 nghìn đồng/kg, thậm chí có nơi cao hơn, người nuôi có lãi tốt. “Tuy nhiên, nếu thấy giá đắt ào ào nuôi, còn rẻ treo chuồng thì không ổn. Do vậy vấn đề là cần điều tiết mức giá hợp lý, ổn định mới phát triển bền vững được”- ông Dương nói.

Theo Quyền Cục trưởng Chăn nuôi, ngành chăn nuôi, đặc biệt chăn nuôi lợn sẽ hướng tới phát triển theo các chuỗi. Trong đó, các tập đoàn, doanh nghiệp lớn như Tân Long làm trung tâm, đi theo đó là hệ thống trang trại vệ tinh. “Đây là cách để chia sẻ lợi nhuận với người chăn nuôi và đặc biệt chăn nuôi đảm bảo an toàn thực phẩm, đáp ứng được cung cầu”- ông Dương nói.

Cũng theo ông Dương, Tập đoàn Tân Long hiện là nhà nhập khẩu, kinh doanh nguyên liệu thức ăn chăn nuôi lớn nhất Việt Nam. Trong đó, năm 2017 tập đoàn này cung cấp 3,6 triệu tấn và năm 2018 dự kiến khoảng 5 triệu tấn, chiếm 25% trong tổng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi cả nước.

Hiện Tân Long đang đầu tư vào hệ thống trang trại nuôi heo theo mô hình khép kín 3F, với quy mô đàn lợn trong nước 350.000 con heo thịt và nâng lên 1 triệu con trong thời gian tới. Tập đoàn này cũng đầu tư tại chăn nuôi lợn tại Myanmar với quy mô 100.000 con trong năm 2019.

Ngoài ra, Tân Long cũng sử dụng công nghệ 4.0 của Đan Mạch cho tổ hợp tổ hợp chế biến lúa gạo và chế biến sau thu hoạch tại Đồng Tháp và Cần Thơ với quy mô 240.000 vào năm tới. Dự khiến khi hoàn thành sẽ trở thành tổ hợp về chế biến gạo hiện đại lớn nhất khu vực ASEAN.

Ngày 5/9, Quyền Cục trưởng Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cũng cho biết, triển lãm Quốc tế hàng đầu ngành Chăn nuôi & Thủy sản tại Việt Nam-VIETSTOCK 2018 sắp trở lại với quy mô lớn nhất từ trước đến nay sẽ tổ chức ở TPHCM từ ngày 17 đến 19/10 tới. Triển lãm thu hút 350 gian hàng, khoảng 12.000 lượt khách, với sự quy tụ các chuyên gia và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi và thủy sản, từ sản xuất, chế biến đến đóng gói.

Ngày 5/9, Quyền Cục trưởng Chăn nuôi Nguyễn Xuân Dương cũng cho biết, triển lãm Quốc tế hàng đầu ngành Chăn nuôi & Thủy sản tại Việt Nam-VIETSTOCK 2018 sắp trở lại với quy mô lớn nhất từ trước đến nay sẽ tổ chức ở TPHCM từ ngày 17 đến 19/10 tới. Triển lãm thu hút 350 gian hàng, khoảng 12.000 lượt khách, với sự quy tụ các chuyên gia và doanh nghiệp trong chuỗi giá trị ngành chăn nuôi và thủy sản, từ sản xuất, chế biến đến đóng gói.

Xem thêm

Phạm Anh