|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Thời sự

Hợp tác làm dự án 62 tỷ USD, Trung Quốc lợi đủ đường, Pakistan ôm 'cục nợ'

06:55 | 26/11/2018
Chia sẻ
Lợi ích kinh tế và an ninh năng lượng của một dự án do Trung Quốc cho vay vốn đầu tư tại Pakistan đã được đẩy lên quá cao, trong khi sự thiếu minh bạch của Trung Quốc về kế hoạch này đã khiến nhiều nước có nguy cơ mắc bẫy nợ, một nhà nghiên cứu địa chính trị hàng đầu tại Trung Quốc nhận định.
hop tac lam du an 62 ty usd trung quoc loi du duong pakistan om cuc no Thành phố Noel của Trung Quốc, nơi ông Trump không thể chạm tới
hop tac lam du an 62 ty usd trung quoc loi du duong pakistan om cuc no
Sáng kiến BRI đã khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ. (Nguồn: SCMP)

Siêu dự án Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan (CPEC) trị giá tới 62 tỷ USD được đầu tư nhằm liên kết cảng Gwadar ở phía tây nam Pakistan với khu tự trị Tân Cương, Trung Quốc, thông qua mạng lưới đường cao tốc, đường sắt và đường ống vận chuyển dầu khí.

Tính tới thời điểm hiện tại, đây là một trong những dự án có quy mô lớn nhất thuộc sáng kiến “vành đai, con đường” (BRI) của Trung Quốc. Dự kiến ​​sẽ hoàn thành vào năm 2030 và cung cấp cho Trung Quốc một tuyến giao thương quan trọng với Trung Đông và châu Phi.

Trong khi CPEC được ca ngợi là dự án hàng đầu thuộc Sáng kiến BRI của Chủ tịch Tập Cận Bình nhằm mục đích tài trợ và phát triển các liên kết cơ sở hạ tầng trên hơn 80 quốc gia, ông Yang Shu, chuyên gia quan hệ quốc tế tại Đại học Lan Châu tỉnh Cam Túc, Trung Quốc cho biết, tác động tiêu cực của sáng kiến này đã được đánh giá thấp.

“Được phổ biến rộng rãi mọi nơi, công chúng và phương tiện truyền thông Trung Quốc đã chào đón nó như là một thành tựu lớn, nhưng tôi nghĩ rằng những tác động tiêu cực của sáng kiến này đã bị bỏ qua”, ông nói tại một hội thảo ở Bắc Kinh.

Theo đó, ông Yang đề cập đến việc CPEC sẽ cung cấp cho Bắc Kinh một tuyến đường bộ mới từ vùng Vịnh Ba Tư đến Tân Cương, và giải quyết được tình trạng phụ thuộc năng lượng hay địa chính trị của Trung Quốc vào eo biển Malacca.

Thêm nữa, tuyến đường này có thể còn quan trọng hơn trong trường hợp xung đột quân sự nổ ra ở biển Nam Trung Hoa khi căng thẳng giữa Bắc Kinh, Washington và những nước khác đều đang gia tăng.

Mặc dù nhiều người dân Trung Quốc phàn nàn rằng, dự án này là một sự lãng phí tiền bạc, nhưng nhiều nước khác đang bày tỏ lo ngại về ảnh hưởng ngày càng tăng của Bắc Kinh trên thế giới và đưa ra cáo buộc rằng sáng kiến BRI đã khiến nhiều quốc gia rơi vào khủng hoảng nợ.

Cụ thể, trong khi Bắc Kinh đã nhiều lần nói rằng CPEC là một dự án mang lại lợi nhuận cho các nước đồng minh và Pakistan, nhưng số nợ của đất nước này ước tính chiếm khoảng 70% GDP, và khoảng một nửa trong số đó là nợ Trung Quốc.

Ông Yang, người đã tham gia vào kế hoạch BRI này kể từ khi nó ra đời, đã đặt câu hỏi về việc xây dựng đường sắt và đường ống ở địa hình khó khăn như vậy có khả thi không?

Bên cạnh đó, ông cũng nghi ngờ tác động của nó đối với vấn đề an ninh năng lượng tổng thể của Trung Quốc, đặc biệt là ở Tân Cương, nơi có trữ lượng khí đốt và than đá lớn nhất của Trung Quốc.

“Nếu bạn xem xét kỹ tất cả chi phí sẽ thấy chi phí của các dự án đường ống cao một cách đáng ngờ. Dựa trên kinh nghiệm của dự án tương tự trên toàn thế giới, một khi một đường ống dẫn vượt ra quá 4.000km thì chi phí của việc sử dụng nó để vận chuyển năng lượng sẽ cao hơn so với khi làm điều đó bằng đường biển, do đó lợi ích về kinh tế của cảng Gwadar là không hề có”, ông Yang khẳng định.

Hơn thế nữa, ông Yang nói rằng trong trường hợp không có một lời giải thích đúng đắn về kế hoạch của Bắc Kinh thì việc Ấn Độ và nhiều nước khác hoài nghi về ý định của Trung Quốc là hợp lý.

Trong bài phát biểu của mình tại Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) hồi tháng 6, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã chỉ trích ngầm CPEC, nói rằng các dự án kết nối lớn phải tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.

Đáng nói, Ấn Độ cũng là nước duy nhất trong số 8 thành viên của SCO từ chối xác nhận đầu tư của Trung Quốc nhằm thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng. Ông Yang cho rằng điều này cũng đã cản trở sự tin tưởng lẫn nhau trong nhóm.

Xem thêm

Hồng Vân

S&P 500 tiến sát đỉnh khi thị trường tiếp tục lạc quan với chính sách của Tổng thống Trump
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã dẫn dắt thị trường sau khi Tổng thống Trump công bố kế hoạch thu hút 500 tỷ USD đầu tư vào cơ sở hạ tầng AI tại Mỹ.