|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hơn 20 'đại gia' công nghệ Trung Quốc cam kết chấm dứt cạnh tranh không lành mạnh

02:21 | 16/04/2021
Chia sẻ
Hơn 20 công ty công nghệ hàng đầu Trung Quốc đã công khai cam kết tuân thủ các nguyên tắc chống độc quyền, sau khi các nhà quản lý yêu cầu họ lưu ý tới án phạt kỷ lục đối với “ông lớn” thương mại điện tử Alibaba.

Trong một loạt các tuyên bố riêng lẻ được Cơ quan Quản lý thị trường Trung Quốc công bố trong hai ngày 14-15/4, một số thương hiệu công nghệ lớn nhất của nước này - bao gồm ByteDance, Baidu và CTrip – cam kết sẽ "đảm bảo cạnh tranh công bằng", "không lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường" và "không thực hiện hành vi định giá không công bằng ”.

Những cam kết trên được đưa ra sau khi các nhà quản lý triệu tập 34 công ty công nghệ vào hôm 13/4 và yêu cầu họ "chấn chỉnh" bất kỳ hành vi phi cạnh tranh công bằng nào, đồng thời phải chú ý đến trường hợp của Alibaba. Các công ty có một tháng để cải cách hoàn toàn, sau khi tiến hành kiểm tra nội bộ và điều chỉnh các hoạt động gây tổn hại đến cạnh tranh công bằng.

Dịch vụ gọi xe Didi, nền tảng phát video Kuaishou và Bilibili, cũng như công ty thương mại điện tử JD.com đều nằm trong số những bên đã đưa ra cam kết công khai kể từ cuộc họp đó.

JD.com cho biết họ sẽ không ép buộc hành vi "chọn một trong hai" đối với các nhà bán lẻ của mình - nơi các thương gia bị bắt buộc chỉ làm việc với một nền tảng chứ không được tham gia nền tảng đối thủ. Đây là chính sách mà Alibaba từng áp dụng.

Còn trong tuyên bố của mình, Didi cam kết trừ trường hợp cần thiết cho các hoạt động kinh doanh thường xuyên, công ty sẽ không thu thập bất hợp pháp hoặc lạm dụng thông tin cá nhân của khách hàng.

Cuối tuần trước, các nhà quản lý Trung Quốc đã phạt Alibaba tới 2,78 tỷ USD sau khi một cuộc điều tra kéo dài nhiều tháng cho thấy tập đoàn này đã lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường của mình.

Alibaba và JD.com, cùng với gã khổng lồ trò chơi và ứng dụng nhắn tin Tencent, đã hưởng lợi rất lớn nhờ lối sống ngày càng công nghệ hóa tại Trung Quốc cùng việc thiếu vắng những đối thủ lớn đến từ Mỹ. Nhưng khi các nền tảng có hàng trăm triệu người dùng thường xuyên này ngày một lớn mạnh, dư luận ngày một lo ngại về vấn đề dữ liệu người dùng mà những công ty trên thu thập được trong thời gian dài qua.

Theo giới quan sát, Trung Quốc đưa các công ty công nghệ trong nước vào tầm ngắm nhằm hạn chế phạm vi tiếp cận của các công ty tư nhân đối với hoạt động tài chính thường nhật của người dân nước này. Động thái đó có thể kiềm chế sự thống trị của các công ty này

H. Thủy

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.