|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Hoàn toàn không phải xe ôm 'sang chảnh', Nowmoto hướng tới dân văn phòng có lối sống hiện đại

09:56 | 06/12/2018
Chia sẻ
Nowmoto hoàn toàn không phải là dịch vụ xe ôm “sang chảnh”. Cung cấp dịch vụ với mức giá bình dân, họ hướng tới giới văn phòng có thói quen và cuộc sống hiện đại.
hoan toan khong phai xe om sang chanh nowmoto huong toi dan van phong co loi song hien dai Đồng giá 5.000 đồng: Đòn tấn công của Nowmoto khi ra mắt tại Hà Nội

Hoàn toàn không có chuyện Nowmoto là xe ôm "sang chảnh"

Khi Now (dịch vụ thuộc Foody) rục rịch tung ra dịch vụ xe ôm công nghệ Nowmoto từ cuối tháng 10, một số thông tin cho thấy NowMoto là dịch vụ xe ôm “sang chảnh”. Theo đó, hãng chỉ tuyển tài xế có những xe "xịn" như Liberty, SH, AirBlade... hoặc xe phân khối lớn.

Tuy nhiên, quản lý cấp cao của Nowmoto phủ nhận những thông tin này: “Nowmoto chỉ là dịch vụ xe ôm bình thường, giống như Grab và Go-Viet. Không có chuyện hãng chỉ tuyển tài xế có xe tay ga đời cao cấp”.

hoan toan khong phai xe om sang chanh nowmoto huong toi dan van phong co loi song hien dai
Đối tượng khách hàng của Nowmoto là giới văn phòng có thói quen và cuộc sống hiện đại. Ảnh: Nowmoto.

Vị quản lý cho biết Nowmoto cung cấp mức giá cước bình dân để nhiều người có thể tiếp cận. Mức giá cước trung bình là 5.000/km, nhưng sẽ linh hoạt và thay đổi tuỳ vào từng thời điểm và điều kiện thời tiết. Hiện tại, Nowmoto đang cung cấp chương trình đồng giá 5.000 đồng cho các chuyến dưới 5km, vào một số khung giờ.

Về chiến lược cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường dịch vụ gọi xe như Grab, Go-Viet, Fastgo, ông cho biết: “Chúng tôi không quan tâm nhiều về những đối thủ, mà tập trung phục vụ những khách hàng hiện tại – nhóm người sử dụng Now để giao đồ ăn, gọi dịch vụ đi chợ hộ, hay giúp việc… Now phát triển thêm dịch vụ gọi xe để phục vụ những khách hàng hiện tại nếu họ có nhu cầu”.

hoan toan khong phai xe om sang chanh nowmoto huong toi dan van phong co loi song hien dai

Nế so sánh mức giá cho một chuyến đi cùng điểm đón, điểm đến, tại một thời điểm giữa Grab và Nowmoto, cước phí của Grab "nhỉnh" hơn so với Nowmoto một chút. Ảnh chụp màn hình.

Nowmoto không cạnh tranh trực tiếp với các hãng gọi xe khác

“Chúng tôi tập trung vào khách hàng hiện tại, và không có ý định cạnh tranh trực tiếp với các hãng gọi xe khác”, quản lý của Nowmoto nhấn mạnh.

Hơn nữa, việc triển khai thêm dịch vụ gọi xe giúp cho những người giao hàng của Now hạn chế thời gian rảnh rỗi, tăng thời gian làm việc để có mức thu nhập cao hơn. Hiện tại, Now cũng có tuyển các tài xế chuyên chạy cho dịch vụ Nowmoto.

Đúng như nhận định của vị quản lý này, từ khi dịch vụ xe ôm công nghệ Nowmoto vận hành ở TP HCM vào đầu tháng 11 đến nay, không giống như các hãng khác, Now chưa đưa ra bất kỳ tuyên bố rõ ràng hay “hùng hồn” về tham vọng đối với thị trường gọi xe công nghệ.

Dịch vụ cốt lõi của Now là giao đồ ăn, một mảng đang tăng trưởng mạnh và có nhiều dư địa. Báo cáo của Euromonitor cho thấy quy mô của thị trường đặt món trực tuyến ở Việt Nam đạt khoảng 33 triệu USD trong năm 2018, tăng trưởng với tốc độ trung bình là 11%/năm, dự kiến đạt hơn 38 triệu USD vào năm 2020.

Sở hữu trong tay “quân át chủ bài” giao đồ ăn, mục đích chính của Now khi gia nhập vào thị trường di chuyển ở thời điểm này là để “đa dạng hoá” dịch vụ, giải quyết vấn đề thừa thời gian nhưng thiếu thu nhập của tài xế.

Xuất phát từ ứng dụng cung cấp dịch vụ di chuyển, Grab, Go-Viet hay các hãng như Lalamove… đang ráo riết đánh vào thị trường giao đồ ăn. Tuy là “kẻ tiên phong” trong lĩnh vực này, nhưng với sự xâm nhập của các đối thủ mới, Now cũng đứng trước nguy cơ phải chia sẻ bớt miếng bánh.

Hơn nữa, đa dạng hoá dịch vụ để trở thành một ứng dụng đa chức năng là con đường mà hầu hết các “gã khổng lồ” đều hướng đến, từ Wechat, Alipay đến Grab, Go-Viet hay Zalo. Và Now cũng không thể đứng ngoài xu thế này.

Xem thêm

Tuệ An