|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Hanjin lao đến châu Âu rao bán tàu

18:17 | 16/10/2016
Chia sẻ

Muốn nhanh chóng có tiền trả cho các chủ nợ, hãng vận tải biển Hàn Quốc Hanjin đã cấp tốc đến châu Âu để chào bán một số tài sản.
hanjin lao den chau au rao ban tau
Ga chứa container của Hanjin tại Cảng Busan năm 2013. Ảnh: Reuters

Tuần vừa rồi, đại diện hãng vận tải biển Hanjin đã đến châu Âu gặp gỡ các công ty vận tải biển lớn nhằm tìm kiếm khách mua tiềm năng với ít nhất 5 trong số các tàu của hãng. Nỗ lực này nhằm có thêm tiền giải phóng các tàu hàng đang bị mắc kẹt, đồng thời có tiền trả bớt cho chủ nợ.

Nguồn tin thân cận nói với Wall Street Journal rằng sẽ có hợp đồng được ký kết. "Họ đã đến gặp Maersk Line, Mediterranean Shipping và một số công ty khác với nỗ lực bán những con tàu lớn trị giá có thể lên đến 90 triệu USD mỗi chiếc", nguồn tin cho hay.

hanjin lao den chau au rao ban tau Tòa án Hàn Quốc rao bán một phần Hanjin vào ngày mai
hanjin lao den chau au rao ban tau Tòa án Hàn Quốc cân nhắc bán Hanjin
hanjin lao den chau au rao ban tau Đại gia vận tải biển lãnh 'đạn' vì kinh tế toàn cầu đi xuống

Trước đó, hôm thứ năm tuần trước, tòa án Hàn Quốc nơi thụ lý đơn xin bảo hộ phá sản của Hanjin cho biết đang lên kế hoạch rao bán một phần tài sản theo yêu cầu của chủ nợ. Tài sản được rao bán sẽ là bộ phận điều hành tuyến vận tải châu Á-Mỹ và một số tàu. Hanjin cho biết hãng có thể nhận được thư đặt mua từ một số khách hàng tiềm năng và sẽ đặt thầu trước ngày 7/11.

Tập đoàn Đan Mạch A.P. Moller Maersk A/S, công ty mẹ của hãng vận tải container nhất thế giới Maersk Line từng lên tiếng hồi tháng trước rằng họ muốn mua để gia tăng thị phần. Công ty lớn thứ hai thế giới là MSC ở Geneva cũng tỏ ra quan tâm.

Cùng lúc đó, một hãng vận tải biển Hàn Quốc khác, Hyundai Merchant Marine (HMM) cũng lên tiếng muốn trở thành người đầu tiên được mua khoảng 5 tàu trọng tải 13.0000 container của Hanjin. Cả chính phủ Hàn Quốc lẫn chủ nợ chính của Hanjin là Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc đều ủng hộ HMM trong thương vụ này. Phải nói thêm, Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc cũng là chủ nợ chính của HMM.

HMM tìm cách mua lại thị phần của Hanjin nhằm thúc đẩy xuất khẩu của Hàn Quốc vào thị trường châu Âu, đồng thời đặt mục tiêu cạnh tranh với Maersk để giành hợp đồng vận chuyển với các công ty điện tử lớn như Samsung Electronics hay LG Electronics.

Hiện nay, HMM cũng đang trong quá trình đàm phán nhằm gia nhập liên minh 2M, liên minh của Maersk và MSC. Điều này đẩy hai đại gia tàu biển châu Âu vào thế khó xử. Một bên là mua tàu của Hanjin để gia tăng sức chứa và thị phần, hay nhường bước cho HMM để có một đối tác mạnh hơn, gia tăng sức mạnh ở tuyến xuyên Thái Bình Dương. Thông thường, các đối tác trong Liên minh chia sẻ tàu, chia sẻ các cuộc gọi từ cảng và điều này giúp họ tiết kiệm hàng triệu USD chi phí điều hành.

Hanjin nộp đơn xin bảo hộ phá sản hồi tháng 8. Tính đến cuối quý hai, khối nợ của hãng lên đến 4,2 tỷ USD.

Hãng có thời gian từ nay đến tháng 12 để nộp kế hoạch phục hồi lên tòa án, sau đó tòa sẽ quyết định công ty có thể tiếp tục hoạt động hay thanh lý toàn bộ.

Hanjin hy vọng tòa án sẽ chấp nhận kế hoạch của mình rằng sẽ tiếp tục hoạt động trong phạm vi khu vực châu Á. Trước khi nộp đơn xin bảo hộ phá sản, Hanjin là hãng tàu lớn thứ bảy thế giới xét về sức chuyên chở, tập trung vào các tuyến đường xuyên Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.

Nhưng với thực trạng phần lớn đội tàu ở trạng thái mắc kẹt và nhiều tàu thuê phải trả lại, thứ hạng của hãng đang tụt xuống thứ 17.

Vân Vũ

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.