|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Hàng loạt cổ phiếu ngân hàng nằm sàn cùng khối lượng đột biến

19:17 | 13/06/2022
Chia sẻ
Gàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn ngành ngân hàng nằm sàn như CTG, TPB, VPB, MSB, VIB, LPB cùng khối lượng tăng đột biến. Đơn cử như thanh khoản mã VPB gấp đôi trung bình 10 phiên liền trước, đạt gần 21 triệu đơn vị khớp lệnh trong phiên hôm nay.

Tâm lý bi quan bao trùm lên phiên giao dịch đầu tuần khi chỉ số đã rơi thẳng đứng ngay từ đầu phiên. Áp lực bán tiếp tục dâng cao trong khi lực cầu đỡ giá gần như không xuất hiện khiến 162 mã trắng bên mua, gấp 4 lần so với số mã tăng điểm.

Sắc đỏ hiện hữu ở hầu hết các ngành, trong đó nhóm ngân hàng đã lấy đi 1,43 điểm phần trăm của VN-Index. Duy nhất hai cổ phiếu EIB và KLB ngược dòng tăng nhẹ, các mã còn lại đều giảm điểm với biên độ khá lớn.

Cụ thể, hàng loạt cổ phiếu vốn hoá lớn ngành ngân hàng nằm sàn như CTG, TPB, VPB, MSB, VIB, LPB cùng khối lượng tăng đột biến. Đơn cử như thanh khoản mã VPB gấp đôi trung bình 10 phiên liền trước, đạt gần 21 triệu đơn vị khớp lệnh trong phiên hôm nay. 

Không kém cạnh, các bluechip khác cũng gần chạm giá sàn như MBB, STB, SHB, BID, HDB, ACB, TCB... Trong khi đó, "anh cả" VCB lại thu hẹp đà giảm xuống còn 1,7% và dừng tại 76.400 đồng/cp.

 

Áp lực bán tháo khiến thanh khoản ngành ngân hàng tăng lên gần 2.900 tỷ đồng qua hai kênh khớp lệnh và thoả thuận. Trong đó, khối ngoại cũng không còn duy trì được xu hướng mua ròng và xả 75 tỷ đồng nhóm này trong phiên hôm nay. Dòng tiền ngoại tập trung rút khỏi mã MBB (50 tỷ đồng), VCB (33 tỷ đồng), VCB (30 tỷ đồng),...

Cùng chiều, tự doanh công ty chứng khoán cũng bán ròng với quy mô tương tự, tâm điểm chốt lời tại các cổ phiếu ACB (26 tỷ đồng), TCB (23 tỷ đồng), VPB (14 tỷ đồng)...

Bảo Ngọc

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.