OPEC dự đoán nhu cầu dầu trong năm 2024 sẽ tăng 1,6 triệu thùng mỗi ngày, giảm 210.000 thùng mỗi ngày so với dự báo trước đó. Từ tháng 7 đến nay, tổ chức này đã giảm 27% trong các dự báo tăng trưởng khi nhận thấy thị trường đang suy yếu.
Tiêu thụ dầu thô toàn cầu dự kiến sẽ vượt sản lượng khoảng 100.000 thùng/ngày vào năm 2025. Con số này trái ngược với dự báo thặng dư 300.000 thùng mỗi ngày được đưa ra vào tháng trước.
Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày 10/12 khi các thị trường nhận thấy nhu cầu ngày lớn ở Trung Quốc và nguồn cung có thể bị thắt chặt ở châu Âu vào mùa đông tới.
Tại kỳ điều hành 12/12 tới, giá xăng được dự báo tiếp tục giảm 0,9-1,1%, trong khi giá dầu giảm 1,6-3,3% nếu Liên bộ Tài chính - Công Thương không trích lập hay chi sử dụng Quỹ bình ổn giá xăng dầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử, nâng cao hiệu quả công tác thu thuế đối với thương mại điện tử.
Giá dầu thô tăng hơn mạnh trong phiên giao dịch đầu tuần vì rủi ro địa chính trị leo thang sau sự sụp đổ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, và khi nhà nhập khẩu hàng đầu Trung Quốc đánh dấu động thái đầu tiên hướng tới lập trường chính sách tiền tệ nới lỏng kể từ năm 2010.
Giá dầu thô không có nhiều biến động trong phiên giao dịch sớm tại châu Á do lo ngại về nhu cầu yếu của Trung Quốc được bù đắp bởi căng thẳng leo thang ở Trung Đông sau cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, tổng mức đầu tư của Dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận tuy chưa có con số chính xác nhưng dự kiến sơ bộ sẽ lên tới hàng tỷ USD.
Giá dầu giảm hơn 1% vào cuối tuần và lập một tuần giảm giá vì các nhà phân tích dự đoán thặng dư nguồn cung trong năm tới trong bối cảnh nhu cầu yếu bất chấp quyết định trì hoãn tăng sản lượng của OPEC+.
Trong cuộc họp hôm 5/12, OPEC+ đã quyết định hoãn thời điểm tăng sản lượng dầu thêm ba tháng, đến tháng 4/2025, đồng thời kéo dài việc dỡ bỏ hoàn toàn các biện pháp cắt giảm sản lượng đến cuối năm 2026. Quyết định này được đưa ra do nhu cầu yếu và sản lượng tăng mạnh từ các quốc gia ngoài nhóm.
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày 5/12 vì các nhà đầu tư cân nhắc triển vọng nguồn cung dồi dào trong năm tới với việc OPEC+ hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm ba tháng đến tháng 4/2025.
Giá xăng diễn biến trái chiều trong kỳ điều hành chiều ngày 5/12. Cụ thể, giá xăng RON95 giảm gần 300 đồng/lít, trong khi giá xăng E5 tăng nhẹ 24 đồng/lít.
Tổ chức OPEC+ được kỳ vọng sẽ quyết định gia hạn các đợt cắt giảm sản lượng hiện tại trong cuộc họp diễn ra vào ngày 5/12, trong bối cảnh thị trường chờ đợi chính sách của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đối với các lệnh trừng phạt dầu mỏ áp dụng lên Iran và Venezuela.
Giá dầu thô giảm gần 2% trong phiên giao dịch ngày 4/12 khi các nhà đầu tư chờ đợi quyết định sắp tới của OPEC+ về thoả thuận giảm sản lượng, trong khi lượng dự trữ dầu thô của Mỹ giảm lớn hơn dự kiến vào tuần trước đã hỗ trợ giá.
Giá dầu thô tăng mạnh trong phiên giao dịch ngày 3/12 do Israel đe dọa tấn công nhà nước Lebanon nếu thỏa thuận ngừng bắn với Hezbollah sụp đổ, và khi các nhà đầu tư dự kiến OPEC+ sẽ thông báo gia hạn giảm nguồn cung trong tuần này.
Giá dầu thô không có nhiều thay đổi trong phiên giao dịch ngày 2/12, do hy vọng về nhu cầu mạnh hơn xuất phát từ hoạt động sản xuất phục hồi ở Trung Quốc phần lớn được bù đắp bởi lo ngại rằng Fed sẽ không hạ lãi suất tại cuộc họp tháng 12.
Tập đoàn TKV cho biết, tháng 12/2024 dự báo sẽ thuận lợi cho hoạt động khai thác than, khoáng sản; nhu cầu sử dụng than có dấu hiệu phục hồi tăng trưởng, đặc biệt là nhu cầu than cho các nhà máy điện