Đối với trường hợp điện mặt trời tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia, phần sản lượng điện dư thừa không quá 20% công suất lắp đặt sẽ được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mua lại.
Giá dầu thô tăng trong phiên giao dịch ngày 21/10, phục hồi phần nào từ mức giảm hơn 7% của tuần trước do lo ngại về nhu cầu ở Trung Quốc, nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, và lo ngại về khả năng gián đoạn nguồn cung ở Trung Đông được cởi bỏ.
Tại dự án Luật Điện lực (sửa đổi), Chính phủ đề nghị bổ sung quy định về việc Nhà nước độc quyền trong việc đầu tư xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân.
Theo Nikkei Asia, bất chấp nhu cầu giảm, lo ngại về việc giá dầu vượt ngưỡng 100 USD/thùng đang ngày càng gia tăng khi căng thẳng tại Trung Đông leo thang. Nếu giá dầu chạm mốc này, châu Á sẽ bị đe doạ bởi nhiều nước đang có mức nhập khẩu thuộc top lớn nhất thế giới.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường cho biết Luật Điện lực sửa đổi dự kiến được thông qua một kỳ họp, tập trung vào giá điện, công trình và quy hoạch điện.
Theo ngân hàng Citi, nếu căng thẳng khu vực Trung Đông tiếp tục leo thang, rủi ro gián đoạn nguồn cung rất lớn, kéo theo giá dầu thô của thể đạt mốc 120 USD/thùng.
Giám sát chặt tổng nguồn tối thiểu của các thương nhân đầu mối, bên cạnh nỗ lực tạo nguồn của Petrolimex, PVOIL là giải pháp quan trọng để đảm bảo nguồn cung cho thị trường.
Chiều nay (19/10), tại Khánh Hòa, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị với lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án điện năng lượng tái tạo.
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch ngày 18/10, mất hơn 7% trong tuần, sau khi dữ liệu cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại và các nhà đầu tư đón nhận tín hiệu trái chiều về triển vọng ở Trung Đông.
Giá dầu thô tăng trở lại trong phiên giao dịch ngày 17/10, phục hồi trở lại từ mức thấp nhất trong hai tuần, sau khi dữ liệu cho thấy tồn kho dầu thô và nhiên liệu tại Mỹ giảm.
Châu Á sẽ chứng kiến nhu cầu về năng lượng hydro lớn nhất vào năm 2050, khi nền kinh tế toàn cầu bước vào giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ sang năng lượng tái tạo thân thiện với môi trường.
Giá xăng dầu tại kỳ điều hành hôm nay (17/10) quay đầu giảm sau khi tăng mạnh vào kỳ điều chỉnh tuần trước. Trong đó giá xăng E5 duy trì ở mức dưới 20.000 đồng/lít.
Giá dầu thô gần như không đổi, neo gần mức thấp nhất 2 tuần, trong phiên giao dịch ngày 16/10 sau khi giảm khoảng 7% trong ba ngày trước đó do dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu ít hơn và lo ngại rằng xung đột ở Trung Đông sẽ làm gián đoạn nguồn cung được cởi bỏ phần nào.
Luật “xương sống” cho sự phát triển các dự án điện khí LNG hay điện gió ngoài khơi là Luật Điện lực vẫn còn nhiều “khoảng trống pháp lý” cần được lấp đầy.
Giá dầu thô giảm hơn 4% xuống mức thấp gần hai tuần trong phiên giao dịch ngày 15/10 do triển vọng nhu cầu yếu hơn và sau khi một báo cáo truyền thông cho biết Israel sẽ không tấn công các cơ sở hạt nhân và dầu mỏ của Iran, giúp cởi bỏ lo ngại về một sự gián đoạn nguồn cung.
Doanh nghiệp sản xuất cho biết việc giá điện tăng 4,8% buộc họ tìm cách tiếp tục tiết giảm và đầu tư thêm hệ thống điện mặt trời mái nhà để tự chủ năng lượng.
OPEC đang dần điều chỉnh dự báo nhu cầu của Trung Quốc theo tình hình thực tế. Tuy nhiên, ước tính của tổ chức này vẫn còn quá lạc quan so với con số nhập khẩu thực tế của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Giá dầu thô giảm 2% trong phiên giao dịch ngày 14/10 do OPEC một lần nữa hạ triển vọng tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu năm 2024 và 2025 trong khi nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm tháng thứ 5 liên tiếp.