|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Grab tố chính phủ Singapore 'hành xử hai mặt' trong vụ mua Uber

08:17 | 28/07/2018
Chia sẻ
Ban lãnh đạo Grab cáo buộc Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore (CCCS) áp dụng tiêu chuẩn kép trong thương vụ của họ với Uber.
grab to chinh phu singapore hanh xu hai mat trong vu mua uber Chính sách tăng chiết khấu để giảm đối tác của Grab vô dụng, tài xế lĩnh hậu quả

Hôm 27/7, hãng gọi xe trực tuyến Grab tuyên bố họ không đồng tình với kết luận của Ủy ban Cạnh tranh và Người tiêu dùng Singapore (CCCS) rằng thương vụ mua hoạt động của Uber ở Đông Nam Á của họ gây tổn hại cho hoạt động cạnh tranh. Hãng cũng dùng từ "phiến diện" để mô tả đề xuất của CCCS về việc bỏ các thỏa thuận độc quyền với tài xế, Reuters đưa tin.

Uber chấm dứt hoạt động ở Đông Nam Á từ ngày 8/4 sau khi họ đồng ý bán hoạt động ở khu vực này cho Grab để đổi lấy 27,5% cổ phần của đối thủ. Ngay sau đó, thương vụ trở thành mục tiêu điều tra của nhiều chính phủ như Singapore, Philippines.

Hồi đầu tháng 7, CCCS kết luận việc Grab mua hoạt động của Uber ở Đông Nam Á làm giảm mạnh sự cạnh tranh. CCCS đề xuất một số giải pháp để giảm mức độc quyền của Grab - như bán mảng thuê xe và bỏ những nghĩa vụ độc quyền đối với tài xế.

CCCS xác nhận họ đã nhận phản hồi từ Grab và Uber trong ngày 26/7 và sẽ ra quyết định cuối cùng sau khi xem xét phản hồi của hai hãng, thông tin và chứng cứ từ thị trường.

grab to chinh phu singapore hanh xu hai mat trong vu mua uber
Một xe taxi di chuyển qua văn phòng của Uber và Grab tại Singapore hồi tháng 3. Ảnh: Reuters

Trong văn bản trả lời CCCS, ban lãnh đạo Grab khẳng định CCCS vẫn cho phép các hãng gọi xe khác, bao gồm những công ty mới gia nhập thị trường, duy trì các thỏa thuận độc quyền với đối tác và các hãng taxi truyền thống.

"Grab tin rằng tiêu chuẩn kép ấy trái ngược với tinh thần tăng sự lựa chọn đối với tài xế và hành khách", Grab nhấn mạnh.

Ngay trước khi mua mảng kinh doanh của Uber, Grab đã dẫn đầu thị trường gọi xe trực tuyến ở Singapore. Hãng cũng cạnh tranh quyết liệt với các công ty taxi truyền thống khác, như ComfortDelGro.

Hàng loạt hãng gọi xe trực tuyến khác - như Jugnoo (từ Ấn Độ) hay Ryde (tại Singapore) vừa gia nhập thị trường Singapore. Công ty Go-Jek (tại Indonesia) cũng sẽ tiến sang Singapore trong tương lai gần.

CCCS nhận định những thỏa thuận độc quyền của Grab khiến những đối thủ mới gia nhập thị trường sẽ phải chi rất nhiều tiền để xây dựng mạng lưới đối tác và khách hàng có quy mô tương tự các công ty đã hoạt động từ lâu.

Quyết định của CCCS sẽ có ảnh hưởng không chỉ trong phạm vi Singapore, bởi chính phủ Malaysia cũng tuyên bố trong tháng 7 rằng họ đang điều tra nguy cơ độc quyền trên thị trường gọi xe trực tuyến bởi thương vụ giữa Uber và Grab.

"Cởi mở với cạnh tranh và để cạnh tranh diễn ra tự nhiên là cách tốt nhất để mang lại lợi ích cho người tiêu dùng, cung là cách tốt nhất để chứng minh Singapore là mảnh đất đổi mới", Jixun Foo, một nhà quản lý của Quỹ GGV Capital, bình luận. GGV đã đầu tư vào Grab trong giai đoạn đầu.

Xem thêm

Kim Cương

Liệu hệ thống KRX có lỡ hẹn với mốc ngày 2/5?
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về hệ thống công nghệ thông tin thuộc dự án đầu tư xây dựng Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (hay còn gọi là hệ thống KRX) trước thời điểm dự kiến chính thức vận hành 2/5 theo như kế hoạch đưa ra trước đó.