|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Grab đối diện với bài toán lạm phát

08:43 | 09/11/2022
Chia sẻ
Nhà đồng sáng lập Grab, Tan Hooi Ling nhận định lạm phát toàn cầu đang diễn ra là một "rủi ro rất thật" đối với siêu ứng dụng Grab vì nó khiến người dùng bận tâm nhiều hơn đến giá cả.

 Nhà đồng sáng lập Grab, Tan Hooi Ling. (Ảnh: Beamstart).

Phát biểu tại Global Management Forum do tờ Nikkei Asia tổ chức, đồng sáng lập Grab, bà Tan Hooi Ling cho biết việc cung cấp các dịch vụ giá cả hợp lý đang là một bài toán với siêu ứng dụng này, trong "môi trường kinh tế vĩ mô không hề lý tưởng như hiện nay".

Bà Tan cho biết lạm phát ở Đông Nam Á "ít rõ rệt hơn" so với các thị trường như Mỹ Latinh hay châu Âu nhưng vẫn là một mối lo ngại. "Vì vậy, chúng tôi đang tiếp tục theo dõi nó rất chặt chẽ," bà nói. 

"Với sự không chắc chắn về kinh tế vĩ mô hiện này, thay đổi lớn nhất là tìm cách nhanh nhạy hơn, thích ứng với nhu cầu và sở thích của người tiêu dùng đang thay đổi rất nhanh", bà nói thêm.

Một cách mà Grab đã thích ứng với điều kiện hiện nay là giới thiệu các bữa ăn và dịch vụ mà người dùng có thể đặt với giá cả phải chăng hơn trong thời gian ngoài giờ cao điểm.

Nhà đồng sáng lập Grab nói: “Giá cả phải chăng rất quan trọng đối với chúng tôi vì người tiêu dùng ngày càng có ý thức về giá cả hơn."

Bà nói thêm rằng việc tạo ra một hệ sinh thái tiện lợi cho Grab và các tài xế đối tác là "điều không dễ thực hiện", nhưng việc tạo ra sự cân bằng giữa công ty và tài xế sẽ là chìa khóa để tăng trưởng bền vững. 

Năm 2022 đánh dấu thời kỳ khó khăn của Grab sau quãng thời gian tăng trưởng mạnh, các nhà đầu tư ngày càng mất kiên nhẫn với kết quả hoạt động của công ty. Cổ phiếu của Grab đã giảm mạnh kể từ khi công ty này lên sàn vào tháng 12 năm ngoái, với mức vốn hóa thị trường lao dốc 80%. Grab là một trong số các công ty công nghệ khu vực như Lazada, Shopee đang lo lắng, tìm mọi cách đảo ngược tình hình sau nhiều năm thua lỗ.

Grab cũng đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn do sự bất ổn của nền kinh tế vĩ mô. Lãi suất tăng, lạm phát và nguy cơ suy thoái kinh tế mạnh hơn ở các thị trường phát triển đã khiến các công ty khởi nghiệp chịu những tác động mạnh, trong đó có ảnh hưởng từ xu hướng bán tháo công nghệ, làm giảm mức định giá cao ngất một thời. 

Thùy Trang

Nhìn lại ngành chứng khoán Việt Nam sau 24 năm qua các làn sóng M&A (Phần 2)
Làn sóng M&A thứ nhất ngành chứng khoán Việt Nam sớm kết thúc và để lại kết quả không mấy khả quan, các tổ chức quốc tế lần lượt rời đi. Làn sóng M&A mới nổ ra với mô hình thâu tóm toàn bộ cổ phần, “thay tên đổi họ” với sự gia nhập của các tập đoàn Hàn Quốc và những định chế trong nước.