|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Gợi ý nhóm chính sách từ NHNN nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong dịch COVID-19

13:46 | 05/04/2020
Chia sẻ
Sau quá trình phân tích, đánh giá tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế, các nhà khoa học của Trường Đại học KTQD đã đưa ra nhiều giải pháp cụ thể cho từng đối tượng, nhóm ngành nhằm khắc phục những tác động tiêu cực cũng như chuẩn bị cho sự phục hồi của nền kinh tế.

Dưới đây là nhóm giải pháp được gợi ý về phía Ngân hàng Nhà nước.

Giải pháp 1. NHNN Trợ giúp trực tiếp về thanh khoản cho những ngân hàng có hỗ trợ thiết thực và cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, thông qua đó trợ giúp thanh khoản cho hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Xem xét tiếp tục hạ lãi suất điều hành thêm từ 0,1 - 0,2% trong 1-2 tháng tới, hoặc xem xét tăng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, nhưng chỉ áp dụng cho những ngân hàng có những hỗ trợ thiết thực đối với các doanh nghiệp. 

Nên ưu tiên tiếp tục thực hiện những cải cách mang tính cấu trúc nhằm hướng tới một hệ thống tiền tệ lành mạnh hơn trong tương lai, chứ không áp dụng dàn trải cho mọi TCTD. Những "hỗ trợ" về lãi suất, nếu có, chỉ nên giới hạn ở những doanh nghiệp trực tiếp chịu tác động của bệnh dịch theo hướng "giảm lãi" hay "chia sẻ khó khăn" từ ngành ngân hàng, chứ không phải tăng mở rộng tiền tệ hay tín dụng vào nền kinh tế. 

Cho phép các TCTD được cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhưng giữ nguyên nhóm nợ đối với các doanh nghiệp tốt, có tiềm năng nhưng bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch COVID-19.

Gợi ý nhóm chính sách hỗ trợ từ NHNN nhằm hỗ trợ nền kinh tế trong dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Nguồn: SBV).

Giải pháp 2. Bổ sung thêm danh mục thứ 6 về các đối tượng được hưởng ưu tiên về lãi suất trần trong điều 13, khoản 2, Thông tư 39 về qui định hoạt động cho vay của TCTD: "Phục vụ lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch hoặc biến đổi khí hậu". 

Giải pháp được xuất phát từ các lí do cơ bản là xu hướng dịch bệnh và biến đổi khí hậu ngày càng mang tính chất quốc tế. Độ mở của nền kinh tế Việt Nam cũng khiến cho đại dịch trên thế giới như COVID-19 dễ dàng lan đến Việt Nam và ảnh hưởng nghiêm trọng tới các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức trong nền kinh tế; 

Bên cạnh đó, hiện tại, 5 lĩnh vực ưu tiên của Việt Nam chưa có nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức nằm trong lĩnh vực này. 

Đồng thời, lãi suất trần có hiệu quả ngắn hạn và tác động trực tiếp nhất định trong một số trường hợp tại Việt Nam. Đây là một trong những công cụ tác động trực tiếp tới thị trường tín dụng, nhưng cũng cho phép các TCTD có sự linh hoạt nhất định và vai trò chủ động khi áp dụng qui định này

Giải pháp 3. NHNN tăng cường các biện pháp ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn.

Thứ nhất, cung cấp thanh khoản quốc tế trong phạm vi cho phép về nguồn lực trên thị trường ngoại hối nội địa, nhằm mục tiêu ổn định tài chính.

Thứ hai, sử dụng quyền tiếp cận đối với các nguồn vốn quốc tế để gia tăng dự trữ ngoại hối quốc gia, nhằm mục cung cấp vốn xử lý đình trệ và hướng tới thúc đẩy tăng trưởng sau dịch bệnh. 

Thứ ba, với kịch bản xấu hơn của nền kinh tế, đình trệ kéo dài từ hai quí trở lên có thể tính toán đến phương án phát hành trái phiếu của NHNN để hỗ trợ thanh khoản nội địa và quốc tế của Việt Nam. Cần lên kịch bản cho nền kinh tế vĩ mô nếu mất giá của đồng tiền rơi vào 3 mức 1-3%, 3-5%, và 5-7% để có các phương án thích hợp với chính sách tiền tệ của mình, và cực đoan nhất.

Đồng thời, chuẩn bị phương án "ngắt mạch" thị trường ngoại hối, cụ thể là sử dụng biện pháp hành chính liên quan đến các giao dịch vãng lai để chỉ cung cấp dịch vụ ngoại hối cho các hoạt động liên quan đến y tế, kinh doanh.

Trúc Minh

Quốc hội đề nghị làm rõ thu thuế sàn TMĐT, cơ sở thường trú 'ảo'  nước ngoài bằng cách nào?
Trước đề xuất thu thuế thu nhập doanh nghiệp với sàn thương mại điện tử, cơ sở thường trú 'ảo' của doanh nghiệp nước ngoài, Cơ quan thẩm tra đề nghị làm rõ tính khả thi về phương thức thu thuế và những Hiệp định pháp lý có liên quan.