Gói tín dụng 100.000 tỷ phải chảy vào ĐBSCL là chủ yếu
Theo ông Lê Đăng Doanh, ĐBSCL đứng trước yêu cầu cơ cấu lại kinh tế để đối phó với nhiều thay đổi như: biến đổi khí hậu, thị trường thế giới…
Vì thế, ông cho rằng đổi mới tư duy, từ bỏ sản xuất, canh tác theo thói quen và truyền thống, chuyển sang sản xuất theo tín hiệu thị trường, hợp đồng, chuyển sang nông nghiệp sạch, chất lượng cao, xuất khẩu sang Nhật, Hàn Quốc, Châu Âu, Trung Đông thay cho chỉ dựa vào thương lái và thị trường Trung Quốc. Liên kết theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp kết hợp với “4 nhà”.
Ông nhấn mạnh: Vấn đề tích tụ ruộng đất phải bảo vệ quyền sử dụng lâu dài, hợp pháp của nông dân, tránh ruộng đất tập trung vào “chúa đất” mới ở nông thôn. Đặc biệt, gói tín dụng 100.000 tỷ phải chảy vào ĐBSCL là chủ yếu.
Đây là gói tín dụng đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu nâng hạn mức dành cho sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Ngân hàng Nhà nước sẽ chủ trì, chủ động giao nhiệm vụ cho các ngân hàng thương mại dành gói tín dụng với lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường từ 0,5- 1,5% để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vay, đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao.