Những ‘nút thắt’ khiến nông nghiệp Việt chưa thể cất cánh
Nhật Bản là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn thứ 2 của Việt Nam, đồng thời là một trong những nhà đầu tư tích cực trong lĩnh vực nông nghiệp nhưng tính tới hiện tại giá trị đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào nông nghiệp ở Việt Nam mới đạt 240 triệu USD, tương đương với 0,04% tổng vốn đầu tư của Nhật Bản tại Việt Nam (57 tỷ USD).
Năm 2017, Công ty CP ĐTK khánh thành Nhà máy sản xuất Trứng gà sạch quy mô 800 tỷ đồng tại Phú Thọ.
Số liệu của Tổng cục thống kê cho thấy, năm 2018 sản xuất nông nghiệp đóng góp 14,57% GDP nhưng đầu tư cho nông nghiệp chỉ đạt 5-6 % GDP. Ngoài đất đai, thiếu hụt vốn cũng đang là rào cản lớn trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao vì đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao thường đòi hỏi nguồn vốn rất lớn để xây dựng kết cấu hạ tầng, đầu tư sản xuất giống cây trồng vật nuôi, đào tạo nhân lực, tiêu thụ sản phẩm và nhập thiết bị nhưng hiện nay dòng vốn đầu tư trực tiếp vào nông nghiệp rất thấp.
Nhiều chuyên gia nông nghiệp cho biết, để thành lâp và phát triển một trang trại nuôi quy mô trung bình ứng dụng công nghệ cao cần chi phí cao gấp 4-5 lần so với trang trại nuôi truyền thống, còn đầu tư 1 ha nhà kính có đầy đủ hệ thống tưới nước, phun sương, bón phân tự động hóa theo công nghệ của Israel cần ít nhất từ 10 tỷ đồng.
Với số tiền lớn như vậy, những doanh nghiệp nhỏ, người khởi nghiệp không đủ sức để đầu tư, trong khi đó các doanh nghiệp, nhà đầu tư lớn lựa chọn đầu tư vào các lĩnh vực khác thu hồi vốn nhanh và ít rủi ro hơn.
Ông Dương Hoa Xô, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh phân tích, vấn đề lớn của nông nghiệp Việt Nam là 80% nông dân sản xuất nhỏ lẻ, doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay chiếm chưa đến 10%, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nói chung, nông nghiệp công nghệ cao là rất thấp.
Nguyên nhân chính khiến nhiều doanh nghiệp chưa mặn mà với việc đầu tư vào nông nghiệp nói chung, nông nghiệp công nghệ cao nói riêng là chính sách đất đai và tín dụng dành cho nông nghiệp chưa đủ thuyết phục.
Theo đó, chính sách đất đai mặc dù đã được điều chỉnh nhưng trên thực tế doanh nghiệp muốn có quỹ đất đủ lớn để đầu tư sản xuất nông nghiệp rất khó, đụng đâu vướng đó. Hơn nữa, doanh nghiệp cũng rất khó tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng.
Doanh nghiệp đầu tư một khoản lớn vào thuê đất, xây dựng hạ tầng sản xuất nhưng khi vay vốn ngân hàng thì những tài sản hình thành trên đất không được tính vào giá trị tài sản thế chấp. Điển hình là 1ha đất đầu tư xây dựng nhà màng tốn từ 4-5 tỷ đồng nhưng khi muốn thế chấp vay vốn thì chỉ được định giá theo giá đất nông nghiệp thông thường khoảng vài trăm triệu/ha.
Với khoản vay đó, doanh nghiệp không đủ để tổ chức sản xuất, thuê nhân công và tìm kiếm thị trường phân phối. Một vấn đề khác được nhiều doanh nghiệp chia sẻ là Việt Nam hiện chưa xây dựng được thị trường nông sản.
Cụ thể, công tác dự báo nhu cầu, thông tin thị trường chưa được thực hiện một cách hệ thống, doanh nghiệp sản xuất xong mới đi tìm đầu ra. Ngay cả những sản phẩm nông sản chất lượng cao, sản xuất hữu cơ cũng chưa có nơi tiêu thụ ổn định.
Việc thiếu thông tin thị trường cũng khiến công tác quy hoạch, tổ chức sản xuất chưa khoa học, hợp lý khiến cung cầu thường xuyên vênh nhau, giá nông sản bấp bênh và thu nhập của người làm nông nghiệp thiếu ổn định.
Cái “khó” bó cái “khôn”, Doanh nghiệp đang tự cứu lấy mình
Tại thị trường miền Bắc, đã có một số doanh nghiệp chịu bỏ cả gần nghìn tỷ để đầu tư áp dụng công nghệ cao vào chăn nuôi gà đẻ trứng sạch theo tiêu chuẩn sạch không tì vết. Đơn cử, Công ty CP ĐTK vào cuối năm 2017 đã khánh thành Nhà máy sản xuất Trứng gà sạch công nghệ Nhật tại Phú Thọ với diện tích hơn 42hecta và đầu tư lên đến 800 tỷ đồng. Đến nay, sản phẩm đã ra thị trường 2 năm với sản phẩm trứng gà sạch Freskan+, và mới đây ĐTK cũng cho ra dòng trứng gà có giá trị dinh dưỡng chuyên biệt mang tên Emitama. Sản phẩm trứng gà "sạch không tỳ vết" tiêu chuẩn Nhật Bản của ĐTK nhanh chóng được thị trường đón nhận. "Cứ khách hàng nào khó tính nhất, yêu cầu chất lượng cao nhất thì trứng gà Freskan+ lại chinh phục dễ nhất"- bà Vũ Minh Ngọc, Tổng Giám đốc ĐTK chia sẻ.
Bà Vũ Minh Ngọc – Tổng Giám đốc Công ty CP ĐTK, ĐTK tiên phong trong việc đầu tư công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh gà đẻ trứng tại Việt Nam.
Bà Ngọc cho rằng, để sản phẩm trứng gà sạch mở rộng thị trường cũng như Nhà máy được vận hành tốt, hướng đến xuất khẩu ra thế giới, yếu tố cần nhất là bài toán về nguồn vốn.Sản phẩm trứng gà sạch không tỳ vết của ĐTK nhanh chóng "phủ" các khách sạn 5 sao sang trọng nhất, phủ các siêu thị lớn từ VinMart, K-mart, unimart, Aeon, Hapro…đến các cửa hàng thực phẩm sạch, các nhà hàng ăn sang trọng.
Bà Ngọc bày tỏ, thời điểm chúng tôi đầu tư cả gần nghìn tỷ vào nhà máy chỉ để sản xuất trứng gà sạch, người ta thấy bà Ngọc- thấy ĐTK liều. Liều là bởi vì, để làm nông nghiệp sạch, công nghệ cao như bà Ngọc "mơ" thì chi phí đầu tư rất nhiều. Mà điều khó nhất cũng không hẳn là khoản tiền đầu tư mà là: Việt Nam chưa có quy chuẩn gì để một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực nông nghiệp sạch như ĐTK đi theo. Động lực duy nhất để ĐTK đi tiếp con đường chưa ai dám đi, đầy khó khăn là: Tự cứu chính mình.
Các công đoạn xử lý trứng gà sạch Freskan+, Emitam tại Nhà máy sản xuất trứng gà sạch ĐTK Phú Thọ được kiểm tra nghiêm ngặt theo quy trình khép kín.
Các nhà đầu tư lớn liên tục đàm phán với ĐTK nhưng những cuộc đàm phán đều đi vào ngõ cụt. Lý do cũng dễ hiểu. Mấu chốt nằm ở chỗ: ĐTK đầu tư lớn để xây dựng nhà máy hiện đại đúng thời điểm ngành chăn nuôi khó khăn nhất. Bước chân sớm một nhịp của ĐTK giúp công ty đi đầu ngành trứng nhưng cũng khiến công ty rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.Đã có thời điểm, các nhà đầu tư lớn đã nhanh chóng nhận ra tiềm năng của ĐTK. Chỉ riêng mấy tháng cuối năm 2017, đầu năm 2018, ĐTK liên tục tiếp các đoàn nhà đầu tư cả trong nước và quốc tế. ĐTK đang có đà của một doanh nghiệp tăng trưởng mạnh. Sản phẩm tốt, tiêu thụ đạt mức cao, hệ thống phân phối ổn định. Mà ngành trứng, tiềm năng thế nào thì những nhà đầu tư lớn hiểu hơn ai hết.
Hơn bao giờ hết, để Doanh nghiệp Việt tập trung vào sản xuất và kinh doanh sản phẩm sạch ra thị trường, hơn ai hết cần có sự đồng hành của các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước. Đó là nút thắt cần được các cơ quan hữu quan vào cuộc để gỡ vướng mắc đó cho Doanh nghiệp đầu tư vào ngành nông nghiệp sạch như hiện nay.