|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Kinh doanh

Giới doanh nghiệp Đông Nam Á rối bời vì sự gián đoạn nguồn cung bởi virus corona

07:36 | 01/03/2020
Chia sẻ
Ngành xây dựng ở Singapore, các doanh nghiệp khai khoáng ở Indonesia đang lâm vào tình thế khó khăn bởi họ không thể tiếp nhận công nhân và nguyên liệu từ Trung Quốc do sự lây lan của covid-19.

Đối với Kenneth Loo, giám đốc vận hành kiêm giám đốc điều hành công ty xây dựng Straits Construction ở Singapore, dịch covid-19 tạo ra cơn đau đầu trên hai phương diện: nguồn cung lao động và vật liệu xây dựng, theo SCMP.

Nỗi lo khi công nhân Trung Quốc không thể trở lại 

Loo ước tính rằng, mặc dù công nhân từ Trung Quốc đại lục chỉ chiếm dưới 10% lực lượng công nhân xây dựng ở Singapore, các doanh nghiệp dựa vào họ để thực hiện những công việc xây dựng và kiến trúc đòi hỏi kĩ năng cao.

Southeast Asian supply chains feel the squeeze from Covid-19 - Ảnh 1.

Một nhân viên bán hàng bổ sung giấy vệ sinh trong một siêu thị ở Hong Kong. Ảnh: SCMP

Trong khi đó, phần lớn nguyên liệu xây dựng ở Singapore đến từ Trung Quốc. 

"Ngói, nhôm, cửa, kim loại, khuôn đúc đều tới từ Trung Quốc. Chúng tôi lo ngại công ty sẽ không thể nhận nguyên liệu vì phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc", Loo thừa nhận.

Từ khi dịch covid-19 bùng phát ở Trung Quốc hồi cuối tháng 12 năm ngoái, các thành phố Trung Quốc bị phong tỏa, và công nhân mắc kẹt ở nhà. Các nhà máy đã hoạt động trở lại, song các nhà phân tích của ngân hàng đầu tư Nomura (Nhật Bản) ước tính tỉ lệ công nhân trở lại ở 15 thành phố chỉ đạt khoảng 25,6% tính tới ngày 19/2.

Ngoài ra, người lao động nhập cư từ Trung Quốc ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng không thể quay lại chỗ làm vì Bắc Kinh hạn chế di chuyển hoặc chính phủ nước sở tại yêu cầu những người tới từ Trung Quốc cách li 14 ngày.

Trên phạm vi toàn cầu, covid-19 đã khiến hơn 83.000 người mắc bệnh và 2.800 người tử vong. Mặc dù phần lớn người mắc bệnh và tử vong, số lượng ca nhiễm virus đang tăng nhanh ở Hàn Quốc, Italy, Nhật Bản, Iran, khiến số lượng lệnh cấm bay tăng lên. 

Israel đã cấm hành khách từ Hàn Quốc và Nhật Bản. Thổ Nhĩ Kì và Pakistan đã đóng biên giới trên bộ với Iran.

Các nước chặn những người đến từ vùng dịch

Singapore là nước đầu tiên thực thi lệnh cấm nhập cảnh hôm 29/1, khi họ hạn chế hành khách từ tỉnh Hồ Bắc, tâm chấn của dịch. Từ ngày 1/2, lệnh cấm có hiệu lực với mọi công dân từ Trung Quốc. Đến tuần trước, lệnh cấm có hiệu lực với những người đến từ hai thành phố Daegu và Cheongdo ở Hàn Quốc.

Giới doanh nghiệp Đông Nam Á rối bời vì sự gián đoạn nguồn cung bởi virus corona - Ảnh 2.

Công nhân xây dựng ngoại quốc ở Singapore. Ảnh: The Straits Times

Lệnh cấm của Singapore hướng tới khoảng 30.000 người lao động Trung Quốc đã trở về quê hương để đón Tết cổ truyền hồi tháng 1. Giờ đây, họ phải chờ chính phủ Singapore duyệt đơn xin quay lại, khiến những người như Loo vật lộn với việc tìm đủ nhân lực cho hoạt động sản xuất.

"Nếu chúng tôi phụ thuộc vào một nhà thầu phụ và nhà thầu đó không có công nhân, chúng tôi sẽ phải tìm những nhà thầu khác để triển khai các dự án xây dựng của công ty", Loo thổ lộ, đồng thời nói thêm rằng công ty sẽ phải trả thêm tiền công để hoàn thành đúng thời hạn.

Tình cảnh ấy không chỉ diễn ra ở Singapore. Khoảng 30.000 người Trung Quốc cũng đang làm việc ở nhiều nhà máy, doanh nghiệp ở Indonesia. 

Chẳng hạn, khoảng 5.000 công nhân khai khoáng làm việc trong khu công nghiệp PT Indonesia Morowali và khoảng 100 người trở về quê để đón Tết. Từ khi dịch bùng phát, 100 người đó không thể trở lại Indonesia và các công ty cũng ngừng tuyển công nhân Trung Quốc.

Singapore cũng phát hiện hơn 90 người nhiễm virus. Chủ một mỏ kẽm và nickel ở Indonesia kể rằng ông sẽ lỗ trong vài tháng tới vì chỉ công nhân Trung Quốc mới có kĩ năng vận hành lò luyện quặng của ông, song họ đang mắc kẹt ở Trung Quốc vì lệnh cấm di chuyển.

Lim, giám đốc một công ty tuyển dụng người lao động nước ngoài để cung cấp cho ngành xây dựng ở Singapore, tiết lộ rằng đơn ứng tuyển đã giảm 20-30% trong tháng 2.

Phần lớn doanh nghiệp Singapore kì vọng tình trạng thiếu nhân lực sẽ giảm khi Trung Quốc khống chế dịch thành công và hủy lệnh cấm đi lại. Song giờ đây họ phải vật lộn với các vấn đề liên quan tới chuỗi cung ứng.

Nhạc Phong

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.