Giật mình chuyện bệnh nhân Mỹ tốn 35.000 USD chữa COVID-19
Đó là câu chuyện của nữ bệnh nhân Danni Askini, được chia sẻ trên tạp chí Time. Khi Askini bắt đầu cảm thấy đau ngực, khó thở và đau nửa đầu cùng lúc vào một ngày thứ Bảy cuối tháng 2, cô gọi điện cho bác sĩ riêng, người đang theo dõi và giúp cô điều trị căn bệnh ung thư hạch.
Bác sĩ chẩn đoán cơ thể Askini chỉ đơn thuần phản ứng lại loạt thuốc điều trị mới, nên gửi cô đến một phòng cấp cứu ở Boston. Các bác sĩ tại đây nói Askini có thể bị viêm phổi và để cô về nhà.
Những ngày tiếp theo, Askini thấy nhiệt độ cơ thể tăng giảm liên tục, tiếng ho cũng bất thường do sự xuất hiện của dịch lỏng trong phổi. Cô tới bệnh viện, lại được trả về và phải đợi vài ngày để nhận kết quả dương tính với Covid-19.
Sau thời gian điều trị, Askini choáng váng khi nhận hoá đơn 35.000 USD cho chi phí xét nghiệm và điều trị. "Tôi bị sốc. Tôi không quen bất cứ ai có số tiền lớn như vậy", Askini chia sẻ.
Giống như 27 triệu người Mỹ khác, Askini không nhập viện và không có loại bảo hiểm y tế nào. Cô và chồng đã lên kế hoạch chuyển đến Washington để nhận việc mới, nhưng kế hoạch bị đảo lộn. Askini nộp đơn xin trợ cấp y tế và hy vọng bảo hiểm sẽ thay mình thanh toán các hóa đơn. Nếu không, cô sẽ gặp rắc rối lớn khi tự chi trả khoản tiền này.
Số ca nhiễm tại Mỹ đã lên tới 14.366 trường hợp, 217 người chết. Các chuyên gia y tế công cộng tại Mỹ dự đoán hàng chục nghìn và có thể hàng triệu người trên khắp nước Mỹ sẽ phải nhập viện vì Covid-19 trong tương lai gần. Vấn đề vẫn chưa được Quốc hội Mỹ giải quyết.
Ngày 18/3 vừa qua, Đạo luật phản ứng virus corona chủng mới đầu tiên được thông qua tại Mỹ cho phép người dân được hỗ trợ chi phí xét nghiệm Covid-19, không bao gồm chi phí điều trị.
Trong khi hầu hết những người bị nhiễm Covid-19 không cần nhập viện và có thể hồi phục tại nhà, theo Tổ chức Y tế Thế giới, những người cần điều trị tại phòng hồi sức tích cực (ICU) như Askini sẽ đối diện với những hóa đơn "gây sốc", dù họ có loại bảo hiểm gì.
Chính phủ Mỹ đang nỗ lực kích hoạt các gói cứu trợ để giảm bớt một số vấn đề kinh tế do đại dịch gây ra, nhưng vẫn tồn tại những khoảng trống. Không ít người Mỹ khó kham nổi mức phí điều trị nCoV quá lớn.
Theo phân tích mới nhất từ tổ chức Kaiser Family Foundation, chi phí trung bình của điều trị Covid-19 cho người có bảo hiểm sử dụng lao động và không có biến chứng rơi vào khoảng 9.763 USD. Một số người có biến chứng sẽ mất số tiền nhiều gấp đôi, 20.292 USD.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/