|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch thế nào để có lãi trong tháng 7?

19:00 | 09/07/2022
Chia sẻ
Báo cáo của các CTCK công bố mới đây cho thấy, các yếu tố rủi ro từ bên ngoài tiếp tục tạo thách thức cho thị trường chứng khoán trong ngắn hạn. Tuy nhiên tháng 7 cũng là cao điểm mùa kết quả kinh doanh bán niên với tăng trưởng lợi nhuận tích cực vẫn ghi nhận ở nhiều nhóm ngành. Dưới đây là khuyến nghị của CTCK giúp nhà đầu tư tận dụng cơ hội để có chiến lược giao dịch phù hợp trong tháng 7.

VDSC: Cơ hội ngắn hạn trong mùa báo cáo

Trong báo cáo chiến lược thị trường tháng 7 của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC),  chiến lược đầu tư mang tính phòng thủ cao vẫn được khuyến nghị cho tháng 7. Nhà đầu tư cần duy trì sức mua tốt để có thể nắm bắt cơ hội trong những phiên dao động mạnh của thị trường.

Cụ thể, các nhà phân tích của Rồng Việt cho rằng những ngành có triển vọng tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý II/2022 như hàng tiêu dùng (thủy sản, F&B), dịch vụ tiêu dùng (bán lẻ), công nghệ thông tin, tiện ích (điện, nước), nguyên vật liệu (hóa chất), công nghiệp (logistics) vẫn tiếp tục thu hút dòng tiền và là “nơi trú ẩn” tương đối an toàn trong tháng 6. Điều này tiếp tục khẳng định sự phân hóa sâu sắc của dòng tiền trên thị trường.

 

Mặc dù xu hướng tích cực về giá của những cổ phiếu thuộc các ngành trên có thể tiếp diễn cho tới khi những con số về lợi nhuận quý II được công bố, các nhà phân tích của Rồng Việt cũng nhận thấy áp lực chốt lời ngắn hạn cũng đã tăng lên đáng kể.

Do đó, NĐT đang nắm giữ những cổ phiếu trên nên thận trọng quan sát và cân nhắc thời điểm chốt lời phù hợp đối với những cổ phiếu đã có đà tăng giá mạnh nhưng không được hỗ trợ một cách chắc chắn bởi triển vọng lợi nhuận các quý tiếp theo và có mặt bằng định giá cao hơn đáng kể so với trung bình trong quá khứ.

Theo đó, nhóm phân tích khuyến nghị chốt lời/hạ tỷ trọng đối với các cổ phiếu thuộc nhóm thủy sản (VHC, ANV), vốn đã ghi nhận đà tăng giá mạnh mẽ trong thời gian qua, khi dự kiến lợi nhuận ngành nhiều khả năng sẽ tạo đỉnh trong quý II năm nay do lo ngại về nhu cầu tiêu thụ sẽ chậm lại trong thời gian tới. Ngoài ra, mức định giá tương đối cao sẽ là trở ngại để các cổ phiếu lớn như FPT và PNJ duy trì được đà tăng giá ngắn hạn.

Ở chiều ngược lại, VDSC kỳ vọng dòng tiền sau khi chốt lời có thể sẽ tìm đến các cổ phiếu đã có dấu hiệu tạo đáy ngắn hạn, có kết quả kinh doanh quý II kỳ vọng khả quan nhưng chưa được phản ánh vào giá cổ phiếu và có định giá tương đối rẻ hơn đáng kể so với trung bình quá khứ.

Với nhóm ngân hàng, 3 cổ phiếu được lựa chọn là CTG (giá mục tiêu 34.000 đồng/cp), VCB (giá mục tiêu: 96.900 đồng/cp), BID (giá mục tiêu 37.400 đồng/cp).

Nhóm ngân hàng quốc doanh được kỳ vọng đạt kết quả kinh doanh tích cực hơn mức trung bình ngành. (Ảnh minh họa).

VDSC kỳ vọng nhóm ngân hàng quốc doanh đạt kết quả kinh doanh tích cực hơn mức trung bình ngành, với tăng trưởng lợi nhuận đạt 40% so với cùng kỳ trên nền so sánh thấp, dù giảm 14% so với quý I/2022. Động lực chính sẽ từ sự phục hồi so với cùng kỳ ở chất lượng tài sản và từ đó, thúc đẩy cải thiện chi phí tín dụng.

Đối với nhóm ngành công nghiệp, cổ phiếu nằm trong danh mục khuyến nghị là ACV với giá mục tiêu là 100.400 đồng/cp. Luận điểm theo dõi gồm: sản lượng hành khách đang phục hồi mạnh mẽ sẽ dẫn dắt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận; sản lượng khách nội địa và quốc tế dự kiến đạt lần lượt 22,8 triệu lượt tăng 109% so với cùng kỳ và 1,8 triệu lượt tăng 1394% so với cùng kỳ trong quý II/2022.

SSI Research: Gia tăng tỷ trọng cổ phiếu sẵn có khi VN-Index vượt mốc 1.223 với khối lượng lớn

VNM là 1 trong 4 cổ phiếu thuộc danh mục khuyến nghị của SSI Research trong tháng 7. (Ảnh minh họa).

Còn theo các nhà phân tích của SSI Research, trong tháng 6, VN-Index nỗ lực kiểm định lại mốc tâm lý 1.300 điểm không thành công và lùi về kiểm định lại vùng 1.160 – 1.150 điểm, là vùng đáy ngắn hạn trong tháng 5. Hiện tại, chỉ số đang chuyển sang trạng thái sideway (đi ngang) quanh vùng 1.200 điểm trong những ngày đầu tháng 7.

Kênh giá 1.150 – 1.223 điểm có thể là vùng dao động chính của VN-Index trước khi xác nhận xu hướng tiếp theo bằng cách chinh phục cạnh trên hoặc phá vỡ cạnh dưới của kênh giá.

Theo đó, các giao dịch ngắn hạn có thể tận dụng gia tăng vừa phải tỷ trọng cổ phiếu sau khi VN-Index hồi phục lại từ cạnh dưới (1.150 điểm) với khối lượng cải thiện và hạ tỷ trọng khi chỉ số tiệm cận cạnh trên (1.223 điểm).

Trong kịch bản tích cực hơn, việc gia tăng tỷ trọng cổ phiếu sẵn có nên được đẩy mạnh khi VN-Index vượt mốc 1.223 với khối lượng lớn. Ngược lại, khi VN-Index phá vỡ mốc 1.150 điểm cũng với khối lượng lớn, chiến lược nên được áp dụng là chờ đợi đáy số 2 (vùng đáy số 1 là vùng đáy ngắn hạn tháng 5) của chỉ số xuất hiện để gia tăng tỷ trọng cổ phiếu trở lại.

Danh mục cổ phiếu khuyến nghị của SSI trong tháng 4 gồm 4 đại diện là IDC, FPT, VNM và MBB

 Nguồn: SSI Research.

Thu Thảo

Đại biểu đề nghị lùi thời gian tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với bia, rượu thêm một năm
Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường cho rằng nên ban hành Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt vào năm tới nhưng thời gian áp dụng thì lùi lại một năm để cả người tiêu dùng và doanh nghiệp có thời gian chuyển đổi hành vi, chuyển đổi sản xuất.