|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Những sự kiện cần quan tâm khi 'xuống tiền' mua cổ phiếu trong tháng 7

12:00 | 09/07/2022
Chia sẻ
Những thông tin tích cực cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 7 như kỳ vọng tăng trưởng quý II của các công ty, nỗ lực bình ổn giá của Chính phủ, việc rút ngắn T+2 về T+1,5.

 Những sự kiện ảnh hướng đến thị trường chứng khoán trong tháng 7. Nguồn: BSC. 

BSC vừa đưa ra báo cáo phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 7. Theo quan điểm của khối phân tích Chứng khoán BSC, những sự kiện tác động đến thị trường gồm thông tin từ doanh nghiệp, vĩ mô, thay đổi chính sách của cơ quan quản lý.

Thứ nhất, nền kinh tế tiếp đà tăng trưởng ấn tượng bên cạnh kết quả kinh doanh quý II/2022 được kỳ vọng tích cực đối với các nhóm ngành cơ bản, hưởng lợi từ bối cảnh kinh tế thế giới.

Thứ hai,Chính phủ và các cơ quan quản lý nỗ lực bình ổn giá cả các mặt hàng, đặc biệt là giá xăng/dầu thông qua các biện pháp miễn/giảm thuế, phí nhằm đạt mục tiêu lạm phát đã đề ra.

Thứ ba,UBCKNN, VSD tiến hành triển khai nhiều biện pháp nâng cao tính chuyên nghiệp, hấp dẫn đối với TTCK (rút ngắn giao dịch T+2 về T+1,5) nhằm mục tiêu sớm nâng hạng lên thị trường mới nổi.

Thứ tư,NHNN tiếp tục giữ nguyên lãi suất điều hình nhằm tạo điều kiện hỗ trợ khách hàng phục sản xuất kinh doanh, bên cạnh việc khẩn trương triển khai chương trình hỗ trợ lãi suất 2% quy mô 40.000 tỷ đồng từ nguồn ngân sách nhà nước.

Điều chỉnh lãi suất ngân hàng có thể là rủi ro cho thị trường chứng khoán. Ảnh: Hoàng Linh.

Tuy nhiên, thị trường cũng có những yếu tố sẽ tác động theo chiều hướng tiêu cực. Đơn cử, đà mua ròng của khối ngoại có khả năng chịu tác động khi FED và các ngân hàng trung ương lớn khác tiếp tục trong “cuộc đua” lãi suất nhằm hướng đến mục tiêu ưu tiên hàng đầu là chống lạm phát.

Những rủi ro còn có khả năng tiếp tục nâng lãi suất điều hành trong cuộc họp về chính sách tiền tệ của FED và ECB diễn ra vào thời gian cuối tháng 7 sẽ tiếp tục tác động đến bối cảnh kinh tế thế giới. Điều này dẫn đến lo ngại về suy thoái kinh tế tăng lên, triển vọng tăng trưởng kinh tế toàn cầu suy giảm.

Thứ hai, dịch bệnh COVID-19 tại Trung Quốc tiếp tục diễn biến khó lường, các biện pháp kích thích kinh tế của Trung Quốc chưa tác động tích cực đến nền kinh tế. Cùng với đó, xung đột địa chính trị Nga-Ukraine tiếp tục kéo dài, các biện pháp trừng phạt, đáp trả với tần suất và mức độ lớn hơn trước.

Hoàng Linh