|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Chứng khoán

Giao dịch khối ngoại (26/9): 'Xả' trăm tỉ trên HOSE, ghi nhận phiên bán ròng thứ ba liên tiếp

16:51 | 26/09/2019
Chia sẻ
Thống kê giao dịch khối ngoại 26/9, NĐT nước ngoài bán ròng 107 tỉ đồng trên sàn HOSE, tập trung giao dịch VCB và VNM.

Thống kê trên HOSE, NĐT nước ngoài bán ròng 107 tỉ đồng với khối lượng 5,8 đơn vị. Theo đó, giá trị bán ròng cổ phiếu và chứng chỉ quĩ ETF nội của khối này lần lượt là 81,1 tỉ đồng và 25,6 tỉ đồng.

b

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Top10 cổ phiếu bị khối ngoại bán ròng nhiều nhất, dẫn đầu là VCB với giá trị 33,42 tỉ đồng. Theo sau đó, chứng chỉ quĩ E1VFVN30 ghi nhận giá trị bán ròng 25,66 tỉ đồng, VHM (22,07 tỉ đồng), VRE (15,08 tỉ đồng).

Cùng bị dòng vốn ngoại rút ròng trên 10 tỉ đồng còn có cổ phiếu HPG (13,44 tỉ đồng), HDB (11,64 tỉ đồng) và DXG (10,57 tỉ đồng). Mặt khác, cổ phiếu có giá trị bán ròng dưới 10 tỉ đồng như POW, VIC và DPM.

m

Nguồn: Ánh Hường tổng hợp

Ngược lại, Top10 mã có giá trị mua ròng cao nhất sàn HOSE, đáng chú ý có cổ phiếu VNM được mua ròng 45,71 tỉ đồng. Ngoài ra, khối ngoại 'gom' VCI (14,54 tỉ đồng), KDH (5,83 tỉ đồng), HCM (5,74 tỉ đồng). Trong top mua ròng còn có cổ phiếu MSH, PVD, DRC, SSI, PPC và PTB.

Trên sàn HNX, khối ngoại mua ròng nhẹ 401 tỉ đồng với khối lượng 433.100 đơn vị. Phía mua ròng, NĐT nước ngoại chủ yếu 'gom' mã SHS (4,6 tỉ đồng). Ngoài ra, cổ phiếu SRA, SLS, TIG cùng ghi nhận giá trị mua ròng.

Diễn biến trái chiều, khối ngoại tạo áp lực bán ròng lên PVS (2,6 tỉ đồng), kế đến là VCS (1,4 tỉ đồng), PVI (430 trệu đồng) và PVG (276 triệu đồng).

Tại thị trường UPCoM, NĐT ngoại tiếp tục mua ròng 21 tỉ đồng với khối lượng 632.920 đơn vị. Cổ phiếu ghi nhận giá trị mua ròng nhiều nhất thị trường này là QNS (10,7 tỉ đồng). Bên cạnh đó, khối ngoại mua ròng VEA (5,7 tỉ đồng), ACV (1,5 tỉ đồng) và OIL (1,1 tỉ đồng).

Trong khi đó, khối ngoại bán ròng CTR (488 triệu đồng), VOC (207 triệu đồng) và BSP (145 triệu đồng).

Ánh Hường

Top 10 địa phương IIP cao nhất 11 tháng: Phú Thọ bất ngờ dẫn đầu
Trong 11 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 43 địa phương trên cả nước cho thấy tín hiệu tích cực của ngành sản xuất. Trong đó các địa phương có IIP tăng cao chủ yếu nhờ hoạt động thuỷ điện hoặc chế biến, chế tạo tăng trưởng mạnh.