|
 Thuật ngữ VietnamBiz
Tài chính

Giám định NHNN: 'Việc VNCB dùng tiền gửi để bảo lãnh cho các công ty là đúng quy định'

12:01 | 11/01/2018
Chia sẻ
Trong phiên toà ngày 11/1,  Giám định NHNN xác nhận VNCB được phép gửi tiền tại các ngân hàng khác, đồng thời việc ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank nhận tiền gửi của VNCB để làm tài sản đảm bảo cho vay của 29 công ty do Phạm Công Danh lập ra là đúng quy định.
giam dinh nhnn viec vncb dung tien gui de bao lanh cho cac cong ty la dung quy dinh [Live] Xét xử Phạm Công Danh sáng 11/1: 'Ông Bê không áp đặt chúng tôi phải cho ông Danh vay tiền'
giam dinh nhnn viec vncb dung tien gui de bao lanh cho cac cong ty la dung quy dinh Phó TGĐ Đào Nguyên Vũ: Hồ sơ thẩm định còn sơ sài do được đảm bảo bằng tiền gửi tại Sacombank

Trong phần xét hỏi sáng ngày 11/1 tại phiên toà xét xử Phạm Công Danh giai đoạn 2, đại diện Giám định Ngân hàng Nhà nước cho biết theo quy định thì Ngân hàng Xây dựng (VNCB) được phép gửi tiền tại các ngân hàng thương mại khác.

Vị đại diện này cũng xác nhận việc 3 ngân hàng BIDV, TPBank, Sacombank nhận tiền gửi của VNCB để làm tài sản đảm bảo cho vay của 29 công ty do Phạm Công Danh lập ra là đúng quy định. Khi cho vay và nhận bảo lãnh, 3 ngân hàng này đều biết VNCB thuộc diện giám sát của tổ giám sát.

giam dinh nhnn viec vncb dung tien gui de bao lanh cho cac cong ty la dung quy dinh
Luật sư Trần Đình Hải bào chữa cho Phạm Công Danh (Ảnh: HT)

Cũng trong phiên toà, bị cáo Phan Huy Khang - nguyên Tổng Giám đốc Sacombank và Phan Thành Mai - nguyên Tổng Giám đốc VNCB cho biết việc thực hiện tiền gửi giữa 2 ngân hàng là thực hiện bình thường và có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm. Đồng thời bị cáo Mai còn cho biết pháp luật không bắt buộc mọi trường hợp cho vay đều phải có tài sản đảm bảo nên việc nhận tài sản bảo đảm của các bên là hợp lý.

Về việc cho vay 6 công ty tại Sacombank, ông Khang khai mặc dù nhận được chỉ đạo từ ông Trầm Bê - nguyên Phó Chủ tịch Sacombank nhưng ông Bê không hề ép buộc cấp dưới phải cho ông Danh vay tiền. Ông Khang khẳng định rằng các khoản vay mà Sacombank ký là cho các công ty vay chứ chứ không phải các nhân ông Danh. Toàn bộ hồ sơ vay vốn của các công ty này đều được xem xét đúng theo quy trình của Sacombank.

“Khi nhận hồ sơ từ cấp dưới chuyển lên, tôi không thấy hồ sơ có gì bất thường”, bị cáo Khang nói.

Khi được hỏi về phần mục đích vay vốn, ông Phạm Công Danh cho biết khi đề xuất vay tại Sacombank với Trầm Bê chỉ trao đổi là các công ty con đang có nhu cầu vay tiền để kinh doanh vật liệu xây dựng. Theo suy nghĩ chủ quan của ông thì Trầm Bê không biết bản chất, còn trên thực tế ông Bê có biết hay không thì ông không rõ.

Kết quả giám định tại kết luận số 3912/KLGD-NHNN ngày 27/5/2016 và kết luận số 1637/KLGD-NHNN ngày 16/3/2017 của Giám định viên NHNN:

Việc Sacombank xem xét quyết định cho vay khi chưa thẩm định nguồn vốn tự có và nguồn trả nợ vốn vay để xác định tính khả thi, hiệu quả của phương án vay vốn và khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng là thực hiện chưa đầy đủ điều kiện cho vay theo quy định của NHNN tại quyết định số 1627.

Tại Hợp đồng bảo lãnh về phía Ngân hàng Đại Tín chỉ có ông Phan Thành Mai (là người đại diện theo pháp luật) ký, không có chữ ký của người quản lý rủi ro hoạt động bảo lãnh và người thẩm định khoản bảo lãnh là không đúng quy định tại Thông tư 28.

Việc Sacombank xem xét và quyết định cho vay và Ngân hàng Đại Tín chưa thực hiện bảo đảm tiền vay đúng quy định về bảo lãnh nêu trên là thực hiện chưa đầy đủ điều kiện cho vay theo Quyết định 1627.

Việc Sacombank Chi nhánh Quận 8 và Hưng Đạo lập các báo cáo kiểm tra, giám sát vốn vay với nội dung khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, hoạt động kinh doanh bình thường khi chưa đủ căn cứ là thức hiện chưa đẩy đủ quyền và nghĩa vụ của TCTD theo QĐ số 1627.

Đến thời điểm giám định, Sacombank không có thiệt hại trong việc vay đối với 6 công ty liên quan đến Phạm Công Danh. Việc bảo lãnh của VNCB cho 6 công ty vay vốn tại Sacombank đã gây thiệt hại cho VNCB số tiền là 1.836 tỷ đồng.

Diệp Bình